Chuyên đề Giảng dạy môn thể dục trong trường trung học phổ thông

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 Nắm được cơ sở lý luận và một số thông tin mới về các phương pháp để đạt mục tiêu giảng dạy trong công tác giáo dục thể chất (GDTC).

 2. Kĩ năng:

 Thực hành về phương pháp giảng dạy thể dục và những phương thức, cách thức của giáo viên làm cho học sinh nắm được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động và những phương thức học tập của học sinh do giáo viên chỉ đạo để ứng dụng những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vào việc bảo vệ, tăng cường sức khoẻ và những hoạt động khác nhau trong đời sống. Giáo viên sử dụng những phương pháp khi lên lớp bài thể dục và cả những biện pháp mà giáo viên cần làm trong qua trình thực hiện chương trình.

 3. Thái độ:

 Đồng tình với phương pháp giảng dạy và những phương thức, cách thức,có tinh thần cầu thị, thường xuên nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đổi mới phương pháp để đạt mục tiêu giảng dạy.

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 21627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giảng dạy môn thể dục trong trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn thì phải có đủ điều kiện về sức khoẻ và thể lực. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải xét trong nội dung học cụ thể mới đánh giá được kết quả một các chính xác, đảm bảo tính công bằng và khách quan. Nội dung thể dục nhịp điệu yêu cầu cao về mức độ hoàn thiện kĩ thuật động tác, vì vậy kiểm tra đánh giá nội dung thể dục nhịp điệu bằng tiêu chí kĩ thuật (mức độ hoàn thiện kĩ thuật). Tính chính xác, do đặc thù của bộ môn, không phải ngày một ngày hai chịu khó tập luyện là nâng cao thể lực rõ rệt, mà phải có quá trình, thường xuyên tập luyện một cách có hệ thống thì cơ thể mới thích nghi với lượng vận động, do đó việc kiểm tra đánh giá cũng cần hết sức chính xác, khách quan. Nếu không thì khó xác định được sự tiến bộ hoặc yếu kém của học sinh và giáo viên thấy rõ. Thực trạng để có những điều chỉnh cho hợp lý hơn trong hoạt động dạy và học tiếp theo. Tính công bằng trong học tập thể dục là bảo đảm nguyên tắc vừa sức và coi trọng các đặc điểm cá nhân của học sinh trong dạy học thể dục. Ví dụ: Học sinh có kĩ thuật tốt, thái độ học tập tự giác và tích cực nhưng vì thấp bé nhẹ cân (bẩm sinh) hoặc một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến cũng cần phải được xem xét, đánh giá một cách đúng múc không để học sinh bị thiệt thòi. - Nội dung đánh giá. + Đánh giá về kiến thức (thông qua kiểm tra mức độ hiểu, biết về kĩ thuật, kiến thức liên quan đến thể dục, phương pháp tự tập luyện TDTT). + Đánh giá kĩ năng (thông qua kiểm tra mức độ thực hiện động tác và khả năng vận dụng kiến thức trong cuộc sống). + Đánh giá thái độ, hành vi (thông qua quá trình học tập bộ môn và kết quả kiểm tra các nội dung của môn học và ý thức về học bộ môn). - Thời điểm kiểm tra, đánh giá. * Kiểm tra thường xuyên Dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra miệng hoặc kiểm tra thực hành thường xuyên, kết quả đó được so sánh với mục tiêu, yêu cầu của bài học đề ra. Mục đích kiểm tra thường xuyên là: Nhằm xác định mức độ kiến thức, kĩ năng của học sinh đã tiếp thu được ở những bài trước. Qua đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và học đạt chất lượng cao hơn (hoạt động của thầy và của trò). - Nội dung: Là những kiến thức, kĩ năng của những bài đã học. Qua đó có thể đánh giá thái độ, hành vi của học sinh. Kiểm tra kiến thức, kĩ năng đều phải lấy chuẩn kiến thức, kĩ năng làm thước đo để xác định mức độ kiến thức, kĩ năng của học sinh. Vì vậy chuẩn là mức độ tối thiểu mà tất cả học sinh phải đạt. Giáo viên không được hạ chuẩn mà chỉ được phép nâng chuẩn cho phù hợp với trình độ học sinh ở từng vùng. - Mục đích kiểm tra: + Nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng sau thời gian học tập và luyện tập. + Nhằm đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy học và tổ chức thực hiện. + Đánh giá thái độ hành vi của mỗi học sinh (học chăm chỉ hay thiếu chăm chỉ trong học tập). - Nội dung kiểm tra: Là nội dung bài thể dục nhịp điệu (nữ), bài thể dục phát triển chung (nam). Giáo viên có thể thông báo trước cho học sinh về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và thành tích cần phải đạt ở mỗi mức độ (đạt, chưa đạt). - Phương pháp đánh giá. Việc đánh giá kết quả học tập môn Thể dục phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của giáo viên, các tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng, sức khoẻ và thể lực của học sinh, giáo viên cần kết hợp các hình thức kiểm tra để có được kết quả khách quan. Một số điểm đặc trưng của môn thể dục cần lưu ý, có liên quan trực tiếp tới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: + Thể dục là môn học thực hành, luyện tập ở ngoài trời là chủ yếu, nên phương pháp kiểm tra đánh giá cũng có những điểm khác với các môn học khác. Kiểm tra, đánh giá chủ yếu bằng kết quả rèn luyện kĩ năng (vì trong hoạt động rèn luyện kĩ năng đã có kiến thức và cũng đã được thể hiện bằng sự tăng tiến về thành tích); + Là môn học mà học sinh không có sách giáo khoa, học sinh xem giáo viên thị phạm, nghe giảng, giải thích kĩ thuật động tác là chính, nên hạn chế tiếp thu kiến thức. Những kiến thức mà học sinh có được là nhờ luyện tập thực hành, rèn luyện kĩ năng; + Việc học tập thêm ở nhà so với các môn học khác cũng rất hạn chế. + Sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá mức độ hoàn thành động tác, thái độ hành vi của học sinh. + Đánh giá sự biết và thông hiểu về kĩ thuật động tác, cách sửa chữa và những kiến thức có liên quan đến môn học thông qua các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút ( kiểm tra sau khi học được một phần hoặc hai phần của bài), kiểm tra 1 tiết hoặc lấy điểm học kì (sau khi đã học hết bài) … Bằng các hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Với tính đặc thù của nội dung thể dục nhịp điệu (nữ) hay thể dục phát triển chung (nam) có thể tổ chức kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau. 5. Nội dung 4: Hướng dẫn đánh giá theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa, tác dụng hết sức quan trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Từ năm học kì 2 và cả năm học 2011–2012 thực hiện đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập môn Thể dục căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức: - Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau: + Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. + Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại. Như vậy căn cứ vào mục tiêu chương trình, việc kiểm tra, đánh giá mỗi nội dung của môn học phải đảm bảo các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ thể hiện mức độ đạt được của học sinh. Các nội dung kiểm tra, đánh giá đều được thực hiện bằng đo đạc, quan sát theo hai tiêu chí là kĩ thuật động tác và thành tích. Quá trình học thể dục, muốn hoàn thành kĩ thuật động tác, học sinh cần phải tích cực tập luyện theo sự chỉ dẫn của thầy và giúp đỡ bạn. Hoàn thành kĩ thuật động tác là điều kiện cần để nâng cao thành tích, nhưng để nâng cao được thành tích theo các tiêu chuẩn thì điều kiện đủ phải là sức khoẻ và thể lực. Ngoài ra đối với những học sinh tuy hạn chế về thể lực nhưng quá trình học tập có tiến bộ rõ rệt vẫn được đánh giá loại đạt. Để đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập bằng hình thức nhận xét, xếp loại, trước hết tổ bộ môn cần phải tổ chức thảo luận kĩ đối với từng nội dung trong chương trình. Câu hỏi luôn đặt ra để đi đến thống nhất là: Như thế nào thì được xem là sự tiến bộ rõ rệt?. Giáo viên trong bộ môn cần chỉ rõ và thống nhất với nhau những dấu hiệu, chứng cứ được xem là tiến bộ về mặt chuyên môn (kĩ năng vận động và thành tích), kiến thức của môn học. Qua đó giúp học sinh luôn tự tin, tìm thấy hứng thú trong học tập, khuyến khích sự tự giác, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ vận động, góp phần giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực; có tác dụng tích cực đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học./. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP: 1.Tài liệu: Tài liệu BDTX chu kỳ III (2004-2007) Hướng dẫn giảng dạy thể dục ở trường THPT Nhà xuất bản TDTT Năm 1993 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục THPT Đinh Mạnh Cường(Chủ biên) – Nguyễn Hải Châu Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam Giáo trình thể dục ở trường phổ thông Nhà xuất bản Thể dục Năm 1971 Tài liệu giáo dục thực nghiệm – Thể dục 12 Lê Văn Lẫm Nhà xuất bản Giáo dục 1994 Phân phối chương trình môn thể dục Vụ Trung học phổ thông 2000 SGV Thể dục 10 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006 SGV Thể dục 11 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007 SGV Thể dục 12 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 2. Điều kiện hỗ trợ: Điều kiện CSVC phục vụ dạy học hiện có của nhà trường Các văn bản hướng dẫn về công tác giáo dục thể chất Một số chuyên đề trên sách , báo, tạp chí, mạng Internet có liên quan đến bài học. Tổ chức chuyên đề, thảo luận, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn DANH SÁCH TÁC GIẢ BIÊN SOAN 1. Nguyễn Thanh Liêm Chuyên viên Sở GD – ĐT Hà Tĩnh Số điện thoại: 0912182183 gmail: nguyenthanhliem1960@gmail.com 2. Chu Đức Hiền – Giáo viên trường THPT Hương Khê- Huyện Hương Khê- Hà Tĩnh Số điện thoại: 0903439728 gmail: chuduchien11@gmail.com 3. Trần Mạnh Tường – Giáo viên trường THPT Minh Khai-Huyện Đức Thọ- Hà Tĩnh Số điện thoại: 0983251846 gmail: tranmanhtuong59@gmail.com 4. Nguyễn Thị Hằng – Giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn –Huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh Số điện thoại: 0914855097 gmail: nguyenthihangqd@gmail.com MỤC LỤC Bài Nội dung Trang Số tiết I. 1. Lời nói đầu - Giới thiệu mục tiêu, nội dung chương trình BDTX cấp THPT ---------------------------------------------------------------------------- 2. Bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng để đạt mục tiêu giảng dạy môn Thể dục trong trường THPT. --------------------------------------------------------------------------- 3. Phương pháp tổ chức giải: Đại hội TDTT - Công tác chuẩn bị tổ chức HKPĐ Cấp trường THPT. --------------------------------------------------------------------------- Tác giả: Chu Đức Hiền – Giáo viên THPT Hương Khê. Huyện Hương Khê – Hà tĩnh 01 --------- 02 - 22 --------- 23 - 29 --------- 01 ------- 11 ------- 02 ------- II. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Điền kinh, Cầu lông, Đá cầu trong chương trình THPT ---------------------------------------------------------------------------Tác giả: Nguyễn Mạnh Tường – GV trường THPT Minh Khai. Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh 30 - 42 13 III. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài Thể dục phát triển chung. --------------------------------------------------------------------------- Tác giả: Nguyễn Thị Hằng – GV trường THPT Lê Qúy Đôn. Huyện Thạch Hà, Hà tĩnh 42 - 51 13

File đính kèm:

  • docTai lieu the duc THPT.doc