Chuyên đề Đặc điểm và biện pháp phòng chống về thiên tai bão lụt tại tỉnh Quảng Ngãi

- Quảng Ngãi có tọa độ địa lí : điểm cực Bắc ở vĩ độ 14º 32' B, điểm cực Nam ở vĩ độ 15º 25'

 B, điểm cực Tây ở kinh độ 108º 06' Đ, điểm cực Đông ở kinh độ 109º 04' Đ.

- Đất Quảng được biết đến là : quê hương có núi Ấn – sông Trà, có căn cứ khởi nghĩa Ba Tơ. – Đất Quảng đẹp và anh hùng nhưng còn nghèo, vì là xứ sở của ‘‘ túi gió – lọ mưa.’’

 - Thực vậy, theo số liệu thống kê : trung bình mỗi năm tỉnh ta bị 6 trận lũ ập đến, 15 cơn bão và áp thấp ghé về . Đã thế, bão lũ còn có xu hướng tăng lên về số lượng và cường độ ! ( do ảnh hưởng từ hiện tượng : hiệu ứng nhà kính --› làm trái đất nóng lên. )

- Vừa mới đây thôi, trong vòng nữa đầu tháng 10 mà 4 tỉnh Duyên hải miền Trung : Quảng Bình, Hà tỉnh, Quảng Trị, Thanh Hoá phải hứng chịu 2 cơn lũ kép làm hàng trăm người chết

và bị thương, thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Chúng ta xin chia buồn với các tỉnh bạn

 đồng thời hết sức cảnh giác trước thiên tai : khi mùa bão lũ đã về !

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đặc điểm và biện pháp phòng chống về thiên tai bão lụt tại tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A : GIỚI THIỆU – KHÁI QUÁT : - Quảng Ngãi có tọa độ địa lí : điểm cực Bắc ở vĩ độ 14º 32' B, điểm cực Nam ở vĩ độ 15º 25' B, điểm cực Tây ở kinh độ 108º 06' Đ, điểm cực Đông ở kinh độ 109º 04' Đ. - Đất Quảng được biết đến là : quê hương có núi Ấn – sông Trà, có căn cứ khởi nghĩa Ba Tơ... – Đất Quảng đẹp và anh hùng nhưng còn nghèo, vì là xứ sở của ‘‘ túi gió – lọ mưa.’’ - Thực vậy, theo số liệu thống kê : trung bình mỗi năm tỉnh ta bị 6 trận lũ ập đến, 15 cơn bão và áp thấp ghé về . Đã thế, bão lũ còn có xu hướng tăng lên về số lượng và cường độ ! ( do ảnh hưởng từ hiện tượng : hiệu ứng nhà kính --› làm trái đất nóng lên. ) - Vừa mới đây thôi, trong vòng nữa đầu tháng 10 mà 4 tỉnh Duyên hải miền Trung : Quảng Bình, Hà tỉnh, Quảng Trị, Thanh Hoá phải hứng chịu 2 cơn lũ kép làm hàng trăm người chết và bị thương, thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Chúng ta xin chia buồn với các tỉnh bạn đồng thời hết sức cảnh giác trước thiên tai : khi mùa bão lũ đã về ! Phần B : ĐẶC ĐIỀM BÃO LỤT Ở MỘ ĐỨC – QUẢNG NGÃI : 1) Nhận biết đặc điềm bão lụt bằng suy đoán về KINH NGHIỆM DÂN GIAN : Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu qua : tham gia trò chơi " đố vui – để học ’’ - Các em cho biết : 2 câu tục ngữ sau nói về 2 hiện tượng thiên tai nào ? ‘‘ - Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì ●●● - Tháng 7 ●●● nhảy lên bờ ’’ ( Đáp án : bão, lụt ) Câu đầy đủ là : " - Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão - Tháng 7 nước nhảy lên bờ ’’ - Đây là tháng 7 Âm lịch, sẽ tương ứng : từ nữa tháng nào đến nữa tháng nào của Dương lịch ? ( Đáp án: từ nữa tháng 8 đến nữa tháng 9 ) Giáo viên giải thích mở rộng : - Âm lịch là lịch tính theo chu kỳ Mặt Trăng ( Người nông dân nước ta vẫn quen dùng Âm lịch để tính thời vụ trong trồng trọt ). Dương lịch là lịch tính theo chu kỳ Mặt Trời . Dương lịch được tính nhanh hơn Âm lịch : nữa Mùa ( tức 1 tháng rưỡi hay 45 ngày ). - Vậy, ở tỉnh ta nói riêng và Duyên hải miền Trung nói chung : mùa bão và mùa lụt đã đi đôi với nhau, cùng bắt đầu giáng xuống từ tháng 9 ! - Dân gian Quảng Ngãi có câu : " Ngày 23, ông tha bà không tha .’’ Theo em, câu nầy phản ảnh tình hình thời tiết như thế nào ? ( Đáp án : Trời vẫn còn mưa nhưng không còn lũ lớn ) - Ở đây là ngày 23 tháng 10 Âm lịch, vậy tương ứng theo Dương lịch là ngày mấy, tháng mấy ? ( Đáp án : Ngày 7 / Tháng 12 ) Giáo viên giải thích mở rộng : - Tóm lại : mùa lũ và mùa bão ở tỉnh ta đã bắt đầu từ tháng 9, được kết thúc vào tháng 12. =› Tức : kéo dài 4 tháng với tâm điểm bão lũ là tháng 10, 11. 2) N hận biết đặc điểm bão lụt bằng suy luận về ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN : a) Lũ lụt: - Em hiểu như thế nào về đặc điểm thời tiết ở tỉnh ta trong câu tục ngữ : " Trời trở bấc thì đổ mưa ’’ ( Đáp án : Trời có mưa khi gió thổi từ hướngBắc ) Giáo viên giải thích mở rộng : - Ở Quảng Ngãi, gió bấc là biến âm của : gió Bắc; Giống như gió nờm là biến âm của : gió Nam. Thực ra, gió Bắc có nguồn gốc từ gió mùa Đông Bắc. - Gío mùa Đông Bắc đi ngang biển Đông, khi vào đất liền bị dãy Trường Sơn chắn --› đổi hướng theo hướng núi thành gió Tây Bắc.Và gió Tây Bắc một lần nữa bị lực Cô-ri-ô-lic bán cầu Bắc làm đổi hướng về phía tay phải theo hướng chuyển động --› thành gió Bắc. Vậy, chính các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh - ẩm đã tạo điều kiện quyết định để 2 nhân tố thời tiết khác cùng về tỉnh ta : là Dãi hội tụ nhiệt đới và Áp thấp nhiệt đới --› gây mưa to, gió lớn --› tạo ra lụt bão. - Vì sao lũ lụt ở Quảng ngãi có đặc điểm : nước dâng nhanh, tốc độ dòng chảy mạnh --› gây tác hại lớn ? ( Đáp án: Do sông ngắn, dốc ) Giáo viên giải thích mở rộng : - Sông ngắn, dốc : vì chảy trên dãi đồng bằng nhỏ hẹp, núi ém sát ra biển . – Nước lũ dâng nhanh --› gây bị động trong công tác phòng chống. - Dòng chảy mạnh --› gây sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng ! - Hai con sông có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống và sản xuất của huyện Mộ Đức: Em hãy nêu tên 2 con sông đó và tên 2 cửa biển mà nó chảy ra ? ( Đáp án : sông Vệ - cửa : Đại , sông Thoa – cửa : Mỹ á ) - Vì sao gần đây, nước lũ trên các sông ở Quảng Ngãi ngày càng dâng nhanh nhưng rút chậm hơn, tai họa vì thế lớn hơn ? ( Đáp án : Do nạn phá rừng và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống nhưng làm cản đường nước chảy : ngày càng nhiều hơn. ) b) Bão : - Các cơn bão đổ bộ vào đất liền tỉnh ta được hình thành từ 2 nơi nào : mà để từ đó phân biệt bão xa – bão gần ? - Đáp án : từ Thái Bình Dương ( bão xa ) , từ biển Đông ( bão gần ) - Ở nước ta, sử dụng 12 cấp gió Bô-pho để dự báo thời tiết. Vậy, gió từ cấp nào đến cấp nào thì được gọi là : áp thấp nhiệt đới, từ cấp nào trở lên thì được gọi là bão ? ( Đáp án : Từ cấp 6 – 7: là áp thấp nhiệt đới , từ cấp 8 trở lên : là bão ) - Vì sao bão vào phần đất liền tỉnh ta có đặc điểm : xoáy mạnh và di chuyển chậm : gây tác hại lớn ? ( Đáp án : Do tích nhiệt vẫn mạnh và bị dãy núiTrườngSơn cản lại ) Giáo viên giải thích mở rộng : - Người dân Quảng Ngãi có kinh nghiệm : " Đông Nam có chớp chéo nhau Thấp sát mặt biển hôm sau, bão về ” - Đúng vậy, từ biển Đông : bão đổ bộ vào đất liền tỉnh ta theo hướng Đông Nam. Lẽ ra, tốc độ xoáy của " cuồng phong ” giảm nhanh vì gặp ma sát lớn và không còn hút nhiệt từ biển. Song, ở đây bão vẫn mạnh là nhờ: tích được nguồn nhiệt mới từ khối không khí nóng di chuyển đến theo hướng Đông Nam. Phần C : BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT CỦA NHÀ TRƯỜNG : 1) Trước bão lũ : : * Vào đầu năm học, Ban Giám Hiệu nhà trường đã lập kế hoạch : ● Sửa chửa, nâng cấp các lớp học, phòng Hiệu bộ, hệ thống thoát nước mưa... đủ khả năng chốngchịu : - lũ lụt ( với mực nước sông Vệ trên báo động 3,) - bão tố ( với gió trên cấp 10.) ● Thành lập Ban phòng chống lụt bão của Trường gồm : Ban Giám Hiệu và Đội cứu hộ Bão lụt tại chổ gồm : một số giáo viên, học sinh có nơi ở gần trường. ● Tổ chức các tiết ngoại khóa có chất lượng và lồng ghép vào giờ học một cách hợp lí về nội dung : bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai bão lũ. ● Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên liên lạc với U.B.N.D. Tỉnh để nhận chỉ thị, ra thông báo kịp thời cho học sinh nghỉ học.( Khi lũ với mực nước trên các sông đạt đến báo động 3, bão với gió đạt đến cấp 9. ) 2 ) Trong bão lũ : Ban phòng chống lụt bão của Trường sẽ túc trực 24 / 24 giờ để đảm bảo liên lạc thông suốt với các uỷ ban phòng chống lụt bão địa phương : cùng phối hợp ứng cứu với hiệu quả cao nhất. 3) Sau bão lũ : ● Huy động lực lượng giáo viên và học sinh : cùng khắc phục hậu quả bão lụt để sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường. ● Tổ chức : dạy bù cho học sinh, thăm viếng gia đình giáo viên và học sinh bị thiệt hại nặng. ● Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để công tác phòng chống lụt bão của nhà trường ngày càng tiến bộ hơn, thành công hơn ! ============================================= Mộ Đức : Ngày 15 / 11 / 2012 ♣ G.V. Địa Lí : Huỳnh Thà

File đính kèm:

  • docCđề-PCTT-blụt.doc
  • docBìa-cđ-PC-BLŨ.doc