Chuyên đề Bồi dưỡng kiến thức địa lý

I. CẤU TRÚC NỘI DUNG

- Chương 1, 2, 3 đề cập đến những vấn đề địa lí tự nhiên đại cương.

- Chương 3, 4, 5 đề cập đến những vấn đề địa lí tự nhiên Việt Nam.

II. MỤC TIÊU

- Về mặt kiến thức

Trang bị những kiến thức cơ bản, cập nhật về địa lí tự nhiên đại cương, địa lí tự nhiên Việt Nam, phục vụ cho việc dạy học môn Địa lí ở trường THPT và nghiên cứu khoa học những vấn đề có liên quan.

- Về mặt kĩ năng

+ Rèn luyện khả năng sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy địa lí tự nhiên và các vấn đề có liên quan.

+ Thuyết trình ngắn gọn, sâu sắc một số vấn đề cụ thể về địa lí tự nhiên, địa lí địa phương và môi trường.

 

doc276 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng kiến thức địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. - Bản đồ này có 3 lớp thông tin: Đường biên các nước, Địa chất và Chú giải Địa chất. Cách mở từng lớp thông tin cũng giống như trong các bản đồ trước. Hình 15. Bản đồ địa chất 3.4. Bản đồ đất Việt Nam - Cách mở Bản đồ đất Việt Nam cũng tương tự như cách mở bản đồ các bản đồ nói trên, nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. - Bản đồ này có 3 lớp thông tin: Đường biên các nước, đất, chú giải. 3.5. Bản đồ khoáng sản Việt Nam - Cách mở Bản đồ Khoáng sản cũng tương tự như cách mở các bản đồ nói trên, nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. - Bản đồ này có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước, địa chất, khoáng sản và chú giải địa chất. Cách mở từng lớp thông tin cũng giống như trong các bản đồ trước. - Cách mở các lớp thông tin cũng giống như các bản đồ trên. Hình 16. Bản đồ khoáng sản 3.6. Bản đồ khí hậu Việt Nam - Cách mở bản đồ Khí hậu Việt nam cũng tương tự như mở các bản đồ trên. - Bản đồ này có 6 lớp thông tin: Đường biên các nước, Các trạm khí tượng, Đồ thị nhiệt độ, Biểu đồ lượng mưa, Khí hậu và chú giải khí hậu . - Trong 6 layer nói trên có thể mở xem được 2 layer về sự phân bố các trạm khí tượng và các khu vực khí hậu. Cách làm là xoá bỏ các dấu chọn Visible ở các layer khác, chỉ để lại dấu chọn ở layer Đường biên các nước và layer Các trạm hoặc Khí hậu. - Trong bản đồ này có trang tính, có các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa. Có thể tạo các biểu đồ về hai yếu tố này để đưa lên bản đồ. Cách làm như sau: Mở phần MapView, lấy bản đồ khí hậu, sau đó bấm trỏ chuột vào nút Browse trên thanh trình đơn. Chọn Images rồi bấm chuột. Bảng Set Images Tables xuất hiện. Hình 17. Bảng Set Images Nếu muốn xem bảng số liệu về lượng mưa thì bấm khí hậu. Còn nếu muốn xem bảng số liệu về nhiệt độ thì bấm chuột vào Nhiệt độ. Sau khi OK, trang tính với các số liệu liên quan đã xuất hiện bên phải màn hình. Hoàng sa Hình 18. Xem lượng mưa trên Bản đồ khí hậu Nếu muốn vẽ biểu đồ nhiệt hoặc lượng mưa, thì bấm vào trình đơn Gallery và mục Graph Map ở cuối hộp chọn. Bảng Graph Map xuất hiện. Tiếp tục chọn Select Variables. Hộp Select Variables xuất hiện. Chọn tên các tháng để lập biểu đồ ở trong bảng. Nếu lấy biểu đồ cả năm thì chọn cả 12th. Khi chọn, tên các tháng sẽ đổi màu. Chọn xong, bấm OK. Biểu đồ sẽ xuất hiện với mầu của mỗi tháng (có thể đổi màu khác). Cuối cùng vào bảng Pic Graph để chọn các kiểu biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ cột... Bấm OK thì kiểu biểu đồ đã chọn sẽ xuất hiện ở các trạm trên bản đồ. Hình 19. Hộp chọn Select Variables Hình 20. Hộp chọn Bar Graph Hoàng sa Hình 21. Bản đồ Khí hậu 5.7. Bản đồ dân cư Việt Nam - Cách mở Bản đồ dân cư Việt Nam cũng tương tự như trên. Trước hết phải bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn, sau khi đã bấm chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. - Bản đồ dân cư có 3 lớp thông tin: Đường biên các nước, Dân cư và Chú giải - Cách mở xem các lớp thông tin cũng tương tự như ở các bản đồ khác. - Với Bản đồ dân cư Việt Nam, bấm chuột vào trình đơn Browse, rồi mục Database. Hộp chọn Set Database Table sẽ mở ở giữa màn hình. Bấm chuột vào mục: Vnsolieu.DBF. Các số liệu thông tin về các vấn đề nói trên sẽ xuất hiện ở bên phải màn hình. Hình 22. Bản đồ dân cư Việt Nam 5.9. Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Cách mở Bản đồ nông nghiệp Việt Nam cũng tương tự như mở các bản đồ khác. Trước hết phải bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn, sau khi đã bấm chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước, nông nghiệp, các vùng nông nghiệp và Chú giải công nghiệp. - Cách mở xem các lớp thông tin cũng tương tự như các bản đồ khác. Trong Bản đồ nông nghiệp, muốn mở Bản đồ các vùng nông nghiệp có thể làm như sau: trước hết bấm chuột vào trình đơn Set/Layer… chọn 2 layer: Đường biên các nước và Các vùng Nông nghiệp, rồi đánh dấu vào ô Visible và sau đó bấm OK. Trên màn hình xuất hiện Bản đồ các vùng nông nghiệp. Hình 23. Bản đồ nông nghiệp - Đối với Bản đồ các vùng nông nghệp, có thể tính được diện tích và chu vi của các vùng đó. Trình tự làm cùng giống như trình tự khi tính diện tích và chu vi của các tỉnh, huyện trong Bản đồ hành chính Việt Nam. - Với Bản đồ các vùng nông nghiệp, cũng có thể thay đổi màu nền của các vùng làm cho bản đồ trở nên sinh động hơn. Mở Set/Layer… chọn lớp thông tin các vùng nông nghiệp, rồi bấm trỏ chuột vào cả 2 ô Visible và Editable. Tiếp đó, kích đúp mũi trỏ chuột đã biến dạng thành hình bàn tay và ngón trỏ vào vùng muốn thay đổi màu. Một hộp thoại sẽ xuất hiện ở giữa màn hình. Bấm vào ô Color trong khung Fill Attributes ở bên phải màn hình, lúc này một bảng màu sẽ xuất hiện. Muốn chọn màu nào thì kích chuột vào màu đó. Tiếp đó kích vào OK ở dưới bảng màu và OK trong hộp chọn. Màu nền của vùng sẽ thay đổi Hình 24. Hộp chọn để đổi màu Hình 25. Thang màu 3.9. Bản đồ công nghiệp Việt Nam Bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn. Sau khi bấm chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. - Bản đồ công nghiệp Việt Nam có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước, Tỉnh, Công nghiệp, Chú giải công nghiệp. - Cách mở xem các lớp thông tin củng giống như cách mở các bản đồ trên. 3.10. Bản đồ giao thông Việt Nam Bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn để mở bản đồ . Sau khi bấm chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ . - Bản đồ giao thông Việt Nam có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước, Tỉnh, Huyện, Thành phố, Đường bộ, Đường sắt, Đường biển, Đường bay và sân bay trong nước, Đường bay và sân bay quốc tế, Điểm hướng dẫn sân bay, Sông, Sông nhỏ, Chú giải giao thông. - Cách mở xem các lớp thông tin cũng giống như cách mở các bản đồ khác ở phần trên. Tuy nhiên, do bản đồ giao thông có nhiều loại mạng đường khác nhau, rất phức tạp, cho nên khi mở bản đồ không nên mở cùng một lúc nhiều lớp thông tin mà chỉ nên mở từ 2 đến 3 lớp mới dễ nhìn. Ví dụ, có thể mở đồng thời cả 3 lớp: Đường biên các nước, Tỉnh và Đường sắt. - Trên Bản đồ Giao thông, có thể đo tính được khoảng cách của những đoạn đường các loại nhất định hoặc tìm những con đường đi ngắn nhất nối 2 địa điểm xác định. Ví dụ, từ Hà nội đi thành phố Hồ Chí Minh đi theo đường nào là ngắn nhất, con đường ấy dài bao nhiêu… - Để đo được chiều dài của một con đường trong mạng, cách làm sẽ như sau: Sau khi mở Bản đồ giao thông, bấm chuột vào Set/Layer… để cho danh sách các lớp thông tin xuất hiện. Chọn 2 layer: Đường biên các nước và Đường bộ. Các lớp khác không chọn bằng cách xoá dấu chọn Visible. Sau khi bấm OK, bản đồ mạng đường bộ xuất hiện. Hoàng sa Hình 26. Bản đồ giao thông - Bấm trình đơn Find và sau đó là Net Length. Mũi trỏ chuột biến thành bàn tay có ngón trỏ. Chỉ chuột rồi kích đúp vào đúng đoạn đường bộ cần đo. Đoạn đường đo sẽ đổi màu đen và một hộp con xuất hiện cho biết chiều dài con đường được tính bằng km. - Nếu muốn tìm đoạn đường ngắn nhất trong mạng lưới đường bộ thì khi bấm chuột vào trình đơn Fin, phải bấm tiếp vào dòng Shortest Path in Nets. Bản đồ sẽ lập tức bổ sung thêm các địa điểm có vị trí cố định và mũi trỏ chuột cũng đổi thành hình bàn tay có ngón trỏ. Lúc này phải đưa ngón tay trỏ chỉ vào điểm xuất phát (vị trí thứ nhất) rồi bấm chuột. Một hộp chọn xuất hiện, xác nhận đó là điểm bắt đầu, bấm OK. Chuyển ngón tay trỏ đến điểm kết thúc (vị trí thứ 2), rồi lại bấm chuột. Hộp chọn lại xuất hiện, xác nhận vị trí kết thúc. Bấm OK. Lập tức con đường ngắn nhất giữa 2 điểm trên bản đồ hiện ra bằng cách đổi từ màu đỏ sang màu vàng và nhấp nháy liên tục. 3.11. Bản đồ câm Việt Nam Cách mở bản đồ câm cũng tương tự như cách mở các bản đồ khác. Trước hết phải bấm chuột vào tên bản đồ trong bảng danh sách chọn, sau khi đã bấm chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ. Bản đồ nền cũng có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước, Sông lớn, Sông nhỏ và Thành phố. Từ 4 lớp thông tin này có thể phối hợp để tạo ra một số loại bản đồ câm khác nhau. IV. IN BẢN ĐỒ Phần mềm db-Map cho phép in bản đồ ở nhiều chế độ khác nhau. Trước khi in, cần mở trình đơn File. Mở Print Setup, sau đó chọn chế độ Print to Fit (in toàn bộ bản đồ) hoặc Print View (in phần nhìn thấy trên màn hình), rồi OK. Tiếp đó , mở trình đơn Print, mở Setup… đặt chế độ in Portrait (in dọc) hoặc Landscape (in nghiêng). Nếu muốn điều chỉnh in đậm hay nhạt… chọn tiếp Options… cuối cùng OK. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm DB – MAP trong dạy học Địa lí. 2. Đọc và phân tích một số trang bản đồ trong tập Atlas địa lí Việt Nam. 3. Khai thác các bản đồ trong phần mềm địa lí DB – MAP. 4. Vận dụng phương pháp sử dụng bản đồ vào thiết kế bài dạy địa lí theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atlas địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục, Công ti Bản đồ - Tranh ảnh giáo khoa, 2004. 2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004. 3. Hệ thống bản đồ giáo khoa địa lí treo tường, Công ti Bản đồ và Tranh ảnh giáo khoa xuất bản. 4. Lê Huỳnh, Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh, Bản đồ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995. 5. Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam (Chủ biên), Bản đồ học chuyên đề, NXB Giáo dục, 2001. 6. Lê Huỳnh, Bản đồ học, NXB Giáo dục, 2001. 7. Ngô Đạt Tam (Chủ biên), Bản đồ học, NXB Giáo dục, 1986. 8. Ngô Đạt Tam, Một số vấn đề lí thuyết và thực tế trong việc xây dựng bản đồ giáo khoa địa lí (ở trường phổ thông Việt Nam), Luận án PTS, 1987. 9. Sách giáo khoa địa lí lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 1996 và các sách giáo khoa địa lí thí điểm. 10. Tập bản đồ bài tập và bài thực hành địa lí lớp 6 - 12. NXB Giáo dục, Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, 2002. 11. Tập bản đồ thế giới và các châu lục, NXB Giáo dục, Công ti Bản đồ và Tranh ảnh giáo khoa, 2004.

File đính kèm:

  • docBoi duong kien thuc Dia li.doc
Giáo án liên quan