Chủ đề: Thực vật – Tết và mùa xuân Hoạt động: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông – khối chữ nhật

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên gọi khối vuông, khối chữ nhật.

 - Trẻ nhận biết được đặc điểm các khối:

 + khối vuông có 6 mặt, các mặt là các hình vuông bằng nhau, khối vuông không lăn được.

 + Khối chữ nhật có 6 mặt, trong đó có 6 mặt là hình chữ nhật, hai mặt đối diện bằng nhau,khối chữ nhật đặc biệt có 4 mặt khối là hình chữ nhật, 2 mặt khối là hình vuông, khối chữ nhật không lăn được.

 - Trẻ biết các đặc điểm giống nhau, khác nhau của khối vuông, khối chữ nhật.

 - Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi.

 2. Kỹ năng:

 - Trẻ nêu được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa: khối vuông với khối chữ nhật.

 - Phân biệt được khối vuông và khối chữ nhật.

 - Trẻ kể được tên các đồ vật có dạng khối vuông và khối chữ nhật ở trong cuộc sống xung quanh trẻ.

 - Trẻ chơi trò chơi đúng luật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Thực vật – Tết và mùa xuân Hoạt động: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông – khối chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Thực vật – Tết và mùa xuân Hoạt động: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông – khối chữ nhật Số lượng trẻ: 30 - 35 trẻ Thời gian: 30 – 35 phút Ngày dạy: 17 – 2 – 2014 Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hiền Đơn vị: Trường MNTT Kim Bài I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi khối vuông, khối chữ nhật. - Trẻ nhận biết được đặc điểm các khối: + khối vuông có 6 mặt, các mặt là các hình vuông bằng nhau, khối vuông không lăn được. + Khối chữ nhật có 6 mặt, trong đó có 6 mặt là hình chữ nhật, hai mặt đối diện bằng nhau,khối chữ nhật đặc biệt có 4 mặt khối là hình chữ nhật, 2 mặt khối là hình vuông, khối chữ nhật không lăn được. - Trẻ biết các đặc điểm giống nhau, khác nhau của khối vuông, khối chữ nhật. - Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ nêu được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa: khối vuông với khối chữ nhật. - Phân biệt được khối vuông và khối chữ nhật. - Trẻ kể được tên các đồ vật có dạng khối vuông và khối chữ nhật ở trong cuộc sống xung quanh trẻ. - Trẻ chơi trò chơi đúng luật. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động, hăng hái phát biểu. - Trẻ tích cực khi được tham gia các hoạt động tập thể. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trong ngày Tết. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử - Một số hộp bánh kẹo có dang khối vuông, khối chữ nhật. - Một số bài hát : - 6 hình vuông gắn số từ 1 đến 6, 6 hình chữ nhật bằng nhau từng đôi một. - Mô hình siêu thị 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 2 khối chữ nhật, 2 khối vuông, bảng . - Các hình ảnh vỏ hộp bánh kẹo có dạng hình vuông và chữ nhật. - Các hình chữ nhật và hình vuông để trẻ chơi trò chơi “ bé tạo khối” - Hồ dán, khăn lau tay 3.Đội hình: trẻ ngồi chữ U III. CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ hát “ Ngày Tết quê em” - Trò chuyện về ngày Tết cổ truyền của dân tộc: Các con ơi, trong dịp Tết vừa qua bố mẹ các con đã chuẩn bị những gì để đón Tết? - Cô tóm tắt ý kiến của trẻ và nói: Mỗi khi Tết đến xuân về là một năm cũ đã qua và một năm mới bắt đầu. Cô, các con và tất cả mọi người đều được thêm một tuổi. Cô thấy bạn nào cũng lớn hơn và vui tươi hơn. Và các con hãy hứa với cô là sang năm mới các con sẽ học giỏi hơn ngoan ngoãn hơn để cô, bố mẹ được vui lòng. Vậy các con có đồng ý với cô không? - Cô thấy các bé rất ngoan cô sẽ thưởng cho các con một chuyến du xuân đến siêu thị mua những món quà để liên hoan mừng xuân. Các bạn trai sẽ đi theo cô Hiền mua những món quà ở siêu thị “Đắc lộc”, còn các bạn gái đi theo cô Thuận mua những món quà ở siêu thị “Phát tài”. (Cô mở nhạc bài “ Vui hội ngày xuân”. Tự sáng tác) - Cô hỏi trẻ đã mua được những món hàng gì? => Để biết được những hộp bánh này có dạng khối gì, đó là điều bí mật hôm nay cô sẽ dành tặng tất cả các con.Nào cô xin mời cả lớp lấy đồ dùng về và ngồi về tổ của mình. ( Cô mở nhạc bài “ Hoa lá mùa xuân” 2. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật: * Nhận biết khối vuông, khối chữ nhật: - Nhận biết khối vuông: + Các con nhìn xem cô có hộp bánh gì? ( bánh chocopie ) + Bạn nào phát hiện hộp bánh này có dạng khối gì? À, đúng rồi hộp bánh của cô có dạng khối vuông, các con hãy chọn trong rổ của mình khối có dạng khối vuông giống hộp bánh của cô? + Chúng mình cùng sờ xung quanh xem khối vuông có đặc điểm gì? + Khối vuông có mấy mặt?( cô cho trẻ đếm lại số mặt của khối vuông trên màn hình) + Các mặt của khối vuông như thế nào? => Cô chính xác lại bằng cách gắn 6 hình vuông bằng nhau chồng lên 6 mặt của1 khối vuông) + Các con hãy cùng lăn khối vuông nào? + Khối vuông có lăn được không? Vì sao? ( Vì khối vuông có các mặt đều là mặt phẳng) + Khối vuông có chồng được lên nhau không? Vì sao? + Cô cho trẻ xếp chồng 2 khối vuông. =>Cô chính xác lại khối vuông là một khối có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau. Khối vuông không lăn được mà khối vuông chỉ đứng được và xếp chồng được lên nhau. - Nhận biết khối chữ nhật. Câu đố: “Bánh mà từ đậu làm ra Mùi thơm, ngọt khát gọi là bánh chi?” ( Bánh đậu xanh) + Các con nhìn xem cô có hộp bánh gì? ( bánh đậu xanh ) Các con có thích ăn bánh kẹo không? Bách kẹo ăn rất ngon bổ. Nhưng các con chỉ ăn vừa phải, không ăn quá nhiều và không ăn vào buổi tối để tránh bị sâu răng, khi ăn xong phải vứt rác vào đúng nơi quy đinh. + Bạn nào phát hiện hộp bánh này có dạng khối gì? À, đúng rồi hộp bánh của cô có dạng khối chữ nhật, các con hãy chọn trong rổ của mình khối có dạng khối chữ nhật giống hộp bánh của cô? + Chúng mình cùng sờ xung quanh xem khối chữ nhật có đặc điểm gì? + Khối chữ nhật có mấy mặt?( cô cho trẻ đếm lại số mặt của khối chữ nhật trên màn hình) + Các mặt của khối chữ nhật như thế nào? => Cô chính xác lại bằng cách gắn 6 hình chữ nhật chồng lên 6 mặt của1 khối chữ nhật – Các mặt đối diện bằng nhau). + Các con hãy cùng lăn khối chữ nhật nào? + Khối chữ nhật có lăn được không? Vì sao? ( Vì khối chữ nhật có các mặt đều là mặt phẳng) + Khối chữ nhật có chồng được lên nhau không? Vì sao? + Cô cho trẻ xếp chồng 2 khối chữ nhật. =>Cô chính xác lại khối chữ nhật là một khối có 6 mặt bao đều là hình chữ nhật và các mặt đối diện bằng nhau, các mặt kề nhau là không bằng nhau. + Khối chữ nhật có mặt bao phăng, không lăn được mà khối chữ nhật chỉ đứng được và xếp chồng được lên nhau. - Mở rộng: + Cô đưa khối chữ nhật đặc và hỏi trẻ đây là khối gì? + Cho trẻ nhận xét gì về khối chữ nhật đặc biệt? =>Cô chính xác lại: Khối chữ nhật đặc biệt có 6 mặt. Trong đó có 4 mặt là hình chữ nhật bằng nhau và 2 mặt là 2 hình vuông bằng nhau. => Cô cho trẻ tìm đồ dùng trong lớp có dạng chữ nhật. * Dạy trẻ phân biệt khối vuông và khối chữ nhật. ( Trên máy) - Bạn nào giỏi cho cô biết khối vuông và khối chữ nhật có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? Cô khái quát : + Giống nhau: đều là các khối có 6 mặt, mặt bao phẳng, không lăn được. + Khác nhau: - Tất cả các mặt khối vuông đều là hình vuông - Tất cả các mặt khối chữ nhật đều là hình chữ nhật =>Cô củng cố: Các con vừa khám phá điều bí mật của khối vuông và khối chữ nhật bằng các hộp bánh kẹo ngày tết. 3. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi luyện tập. *Trò chơi 1: Ai thông minh Cách chơi: Trẻ chọn khối theo hiệu lệnh của cô. + Lần 1. Cô nói tên khối , trẻ chọn và giơ lên + Lần 2. Cô nói đặc điểm của khối trẻ chọn và nói tên khối. + Lần 3: Giải câu đố “ Khối mà sáu mặt bằng nhau Mặt vuông chăn chắn đoán mau khối gì” - Cô đố: “ Sáu mặt to nhỏ Ngắn dài khác nhau Mặt trước mặt sau Giống nhau đôi một Là khối gì?” * Trò chơi 2: Bé tạo khối. - Cách chơi: Mỗi trẻ chọn một hình vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tạo khối., thì trẻ phải biết tìm nhóm và tạo thành khối vuông hoặc khối chữ nhật. - Luật chơi nếu trẻ không tạo được nhóm phải nhảy lò cò. + Trò chơi bắt đầu. Cô mở nhạc “ “ + Cô kiểm tra kết quả =>Tương tự. Trẻ đổi hình và chơi lần 2 * Trò chơi 3. Trang trí bánh Cách chơi: Từ những hình ảnh có dạng hình vuông và hình chữ nhật cô đã sưu tầm , trẻ sẽ dán trang trí thành những hộp bánh thật đẹp để trưng bày trong lớp. - Trẻ chơi trên nền nhạc “ - Cô nhận xét sản phẩm và kết thúc tiết học Trẻ hát bài “ kết thúc HĐ - Trẻ hát - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ đi mua hàng cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lấy đồ dùng ngồi về tổ. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chọn. - Trẻ sờ và trả lời. - Trẻ đếm và trẻ lời - Trẻ trả lời - Trẻ lăn - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ xếp - Trẻ lắng nghe và quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chọn. - Trẻ sờ và trả lời. - Trẻ đếm và trẻ lời - Trẻ trả lời - Trẻ lăn - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ xếp - Trẻ quan xát - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ lên tìm - Trẻ chọn theo yêu cầu. - Trẻ lắng nghe. Và trả lời -Trẻ chơi. - Trẻ đổi hình - Trẻ dán

File đính kèm:

  • docNhan biet phan biet khoi vuong khoi chu nhat.doc