Chủ đề: Những con vật quanh bé

1. Phát triển thể chất:

- Rèn luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay qua hoạt động tạo hình: Vẽ con gà trống, vẽ các loại côn trùng, xé dán con cá, nặn các con vật gần gũi, tô viết chữ cái h, k.

- Qua các hoạt động tự phục vụ: Cài quai dép, cột dây dày, buộc tóc, mặc áo quần.

- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.

- Rèn luyện các giác quan thộng qua việc khám phá và tìm hiểu về các loài động vật(Vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước ).

- Chơi các trò vận động : Thi ai nhanh, Cáo và Thỏ , Mèo đuổi Chuột, kéo co.

- Hình thành một số thói quen kỹ năng kỹ xảo chăm sóc sức khoẻ (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các trò chơi đồ chơi an toàn), Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi chân tay sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy).

- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.

- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống.Tập làm nội trợ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3900 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Những con vật quanh bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sắp xếp các bức ảnh đúng trình tự của nó. - Cho trẻ thao tác trên máy. Hoạt động 2: - LQBH: Gà trống mèo con cún con. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1, lần 2 kết hợp mở đàn. - Giới thiệu nội dung bài hát: Các vật nuôi trong gia đình rất có ích đối với chúng ta. -Cho trẻ hát cùng cô. ĐÁNH GIÁ: Thứ 5 ngày 17 tháng 02 năm 2011 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: Các vật nuôi trong gia đình. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được đặc điểm của một số động vật nuôi trong gia đình (Cấu tạo, môi trường sống, thức ăn vận động, tiếng kêu, sinh sản… ) - Kỹ năng quan sát , nói mạch lạc, chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các vật nuôi.Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số vật nuôi con gà, con lợn. Tranh chơi trò chơi, các con lợn, gà cắt rời. - Đàn có bài hát ”Gà trống, mèo con cún con” 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát ”Gà trống, mèo con cún con” - Cho trẻ kể về một số vật nuôi. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các vật nuôi. Hoạt động 2: Khám phá con gà, con lợn. - Cho trẻ hát ”Gà trống, mèo con cún con”đi lấy đồ dùng và về đứng thành vòng tròn và xem trên tay của mình có tranh về các vật nuôi gì? - Cho trẻ phân nhóm ai có con vật thuộc nhóm gia cầm thì đứng bên trái. Ai có con vật thuộc nhóm gia súc đứng bên phải của cô. - Cho trẻ trò chuyện về tên gọi, đặc điểm cấu tạo của các con vật và ích lợi của chúng. - Cô đọc câu đố con gà mái cho trẻ nhận xét đặc điểm cấu tạo, thức ăn, tiếng kêu, vận động, sinh sản, ích lợi. - Chúng thuộc nhóm gì? - Cho trẻ bắt chước tiếng gà tục tác. - Tương tự với nhóm gia súc. Hoạt động 3: Luyện tập - Tìm những con vật không cùng nhóm. - Thi xem đội nào nhanh (Gắn các bộ phận còn thiếu). HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát con thỏ. TC:Bịt mắt bắt dê, vuốt hột nổ . 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các loại vật nuôi. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, khăn bịt mắt... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát con thỏ. - Cho trẻ quan sát con thỏ - Đàm thoại: + Con có biết đây là con gì không?( Con thỏ) + Đặc điểm cấu tạo, thức ăn, sinh sản, vận động, tiếng kêu của nó như thế nào? + Người ta nuôi thỏ để làm gì? + Cách chăm sóc và bảo vệ nó như thế nào? Hoạt động 2: CVĐ: Bịt mắt bắt dê. Vuốt hột nổ. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng trẻ chơi làm các con giống từ lá cây. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sử dụng vở LQCV. - Rèn kỹ năng rửa tay. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách cầm bút tìm và gạch chân đúng chữ cái h, k. - Trẻ biết cách rửa tay dưới vòi nước sạch. 2.Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn 3.Tiến hành: Hoạt động1: Sử dụng vở LQCV. - Cô treo tranh hướng dẫn cho trẻ đọc từ ở dưới tranh, yêu cầu trẻ tìm và gạch chân chữ cái h, k có trong từ ở dưới tranh. - Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ yếu. Hoạt động 2 : Rèn kỹ năng rữa tay. - Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh minh họa - Cô nêu quy trình rữa tay. - Cô làm mẫu kết hợp miêu tả. Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng. Bước 2: Cuốn và xoay ngón tay. Bước 3: Rửa mu bàn tay. Bước 4: Rửa kẽ ngón tay. Bước 5: Rửa đầu ngón tay. Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khô tay. - Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. ĐÁNH GIÁ: Thứ 6 ngày 18 tháng 02 năm 2011 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : Thơ: Mèo đi câu cá 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ. - Đọc thơ diễn cảm, nói mạch lạc. - Giáo dục trẻ đức tính cần cù, có ý thức tổ chức, kỷ luật. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: Tranh minh họa nội dung bài thơ. Đàn có bài hát ”Hai chú mèo " 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ: Mèo đi câu cá. ST: - Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe 2 lần, lần 2 kết hợp xem tranh minh họa. - Đàm thoại: + Các cháu vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Sáng tác của ai? + Anh em mèo trắng làm gì? Thể hiện qua câu thơ nào? + Mèo anh ngồi chổ nào và làm gì? Được thể hiện qua câu thơ nào? + C òn mèo em làm g ì? + Hai anh em mèo trắng có cá để ăn không? Vì sao? + Nếu là các con thì các con sẻ làm gì? Hoạt động 2: - Cho trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ đọc tập thể: tổ, nhóm, cá nhân (cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Cho trẻ đọc nối tiếp. Hoạt động 3: Chơi thi xem đội nào nhanh. - Ngồi thành 2 nhóm xem tranh và xếp tranh theo trình tự nội dung bài thơ. - Cử đại diện mỗi nhóm lên đọc diễn cảm bài thơ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi sân trường TC: Chuyền bóng, tạo dáng các con vật. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường - Dẫn trẻ quan sát một số đồ chơi ngoài trời, cho trẻ nhận xét về đặc điểm, công dụng, cách chơi. Tham quan một số khu vực vui chơi (khu vực bạch tuyết) Hoạt động 2: CVĐ: Chuyền bóng. Tạo dáng các con vật. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng dẫn trẻ sử dụng phấn vẽ một số con vật, chơi ô ăn quan... - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ca múa tập thể - Bình bầu bé ngoan 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ đọc thuộc, hát hay và diễn cảm các bài hát, bài thơ về cây. - Biết hành vi đúng sai. - Biết cách đánh giá hành vi của mình và của bạn. - Giáo dục trẻ tính mạnh dạn trung thực 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng : Phiếu bé ngoan. Đàn, phách gõ. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: - Ca múa tập thể - Hát: Gà trống mèo con cún con, Gà trong sân, vì sao mèo rửa mặt.... - Đọc thơ: Mèo đi câu cá, gà mẹ đếm con, ... Hoạt động 2: - Bình bầu bé ngoan Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét hoạt động của cả lớp trong tuần, nhận xét từng cá nhân trẻ. Tuyên dương trẻ ngoan có cố gắng, nhắc nhỡ trẻ chưa ngoan. - Dặn dò trẻ về nhà ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ, sưu tầm tranh ảnh về thế giới động vật. ĐÁNH GIÁ: MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Rèn luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay qua hoạt động tạo hình: Vẽ con gà trống, vẽ các loại côn trùng, xé dán con cá, nặn các con vật gần gũi, tô viết chữ cái h, k. - Qua các hoạt động tự phục vụ: Cài quai dép, cột dây dày, buộc tóc, mặc áo quần. - Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng. - Rèn luyện các giác quan thộng qua việc khám phá và tìm hiểu về các loài động vật(Vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước …). - Chơi các trò vận động : Thi ai nhanh, Cáo và Thỏ , Mèo đuổi Chuột, kéo co. - Hình thành một số thói quen kỹ năng kỹ xảo chăm sóc sức khoẻ (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các trò chơi đồ chơi an toàn), Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi chân tay sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy). - Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp. - Tập chế biến một số món ăn, đồ uống.Tập làm nội trợ. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, thức ăn, vận động, sinh sản của các loài động vật. - Trẻ biết so sánh để thấy được sự giống và khác nhau của các con vật qua một số đặc điểm của chúng. - Trẻ biết phân nhóm các loài động vật dựa vào đặc điểm, môi trường sống, thức ăn… Trẻ biết ích lợi và tác hại của các con vật đối với đời sống con người. - Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật và môi trường sống (Thức ăn, sinh sản, vận động) - Trẻ biết cách chăm sóc các con vật. - Biết xác định phía trái phía phải của bạn, của đối tượng khác có sự định hướng. - Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết nhóm có 10 đối tượng, nhận biết số 10; nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10; thêm bớt chia nhóm đối tượng có số lượng 10 thành 2 phần. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Mở rộng kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trò chuyện, thảo luận giải câu đố về các con vật. - Khả năng lắng nghe, hiểu, truyền đạt hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau về các con vật. - Đọc thơ: Mèo đi câu cá, Nàng tiên óc, chú bộ đội hành quân trong mưa, Gà nở, gà mẹ đếm con. - Đọc đồng dao,ca dao, giải câu đố về thế giới động vật. Kể chuyện:Ai đáng khen nhiều hơn. - Làm quen chữ cái h, k, phát âm chữ cái h, k có trong từ chỉ tên con vật,các bộ phận của con vật. - Nhận ra các ký hiệu đồ dùng cá nhân, biết cách giở sách, “Đọc sách” từ trái sang phải từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách. 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: - Có một số hành vi văn hoá như: Nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, chờ đến lượt, kiềm chế khi cần thiết, chú ý khi nghe cô và bạn nói, không ngắt lời người khác. - Biết yêu thương và biết bảo vệ môi trường sống của các con vật quý hiếm. - Biết quí trọng người chăn nuôi. - Yêu thương kính trọng các bà, các mẹ, bạn gái, chị gái. - Chơi các trò chơi phân vai: Cô giáo, xây công viên, vườn bách thú. - Chơi các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, dung dăng dung dẻ. - Biết ý nghĩa của ngày 08/03. - Tập cho trẻ có một số phẩm chất và kỷ năng sống phù hợp: Mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao. 5. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ cảm nhận được cái đẹp, thể hiện cái đẹp thông qua hoạt động âm nhạc, tạo hình. - Hát múa các bài hát về các con vật: Cá vàng bơi, vào rừng xanh, rì rà rì rầm ,vì sao mèo rửa mặt… - Nghe các bài hát, bản nhạc về các con vật: Chú voi con ở bản Đôn, Chú ếch con… - Vẽ nặn tô màu, xé dán, tô màu các loài động vật

File đính kèm:

  • docTAM NHUNG CON VAT DANG YEU.doc
Giáo án liên quan