Chủ đề 9: quê hương – đất nước – bác hồ Nhánh 1: quê hương yêu dấu

- Trẻ biết tên gọi, địa danh nổi tiếng. Một số đặc trưng, văn hóa : truyền thống, phong tục, trang phục, dân tộc, món ăn, đặc sản, nghề truyền thống.

- Lễ hội, trò chơi dân gian. Yêu mến quê hương, bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan, văn hóa.

- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.

- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 9: quê hương – đất nước – bác hồ Nhánh 1: quê hương yêu dấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trò chơi nhận biết và phát âm chữ cái s – x II/ CHUẨN BỊ: - Bảng cài có gắn chữ cái s – x , i – t - c cho mỗi cháu - 1 cái trống, 1 cái dùi. - Mẫu chữ cái to s – x cho cô. - Mẫu chữ cái s – x (in hoa, in thường, viết thường) cho cô. - Nét chữ cái rời (nét thẳng đứng, nét cong tròn, nét ngang ngắn) - Hình ảnh và từ ghép: “Hoa sen” “Lá xanh” - Tích hợp: AN, LQVH, MTXQ. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn định- gây hứng thú - Cho trẻ vận động “Yêu Hà Nội” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Hà Nội là gì của nước ta? - Hà Nội có những danh lam thắng cảnh nào? - Con xem cô có hình ảnh danh lam thắng cảnh gì đây? - Bên dưới Chùa Một Cột có trồng gì vậy con? - Người ta trồng nhiều hoa sen bên dưới để làm gì? - Các con biết không, hoa sen là loại hoa sống dưới nước, gần bùn nhưng hương rất thơm. Vì vậy, hoa sen được chọn là quốc hoa của đất nước Việt Nam mình đó các con. - Trẻ vận động cùng cô. - Trẻ tự trả lời. HOẠT ĐỒNG 2: Làm quen với nhóm chữ cái s-x *Làm quen chữ cái s: - Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? - Hoa sen mọc ở đâu vậy các con? - À, có 1 bài ca dao tả về vẻ đẹp của hoa sen, các con có biết đó là bài thơ gì không? - Cô đọc: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xang bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” - Để chỉ hình ảnh hoa sen, phía dưới cô cũng có từ “Hoa sen” - Cô ghép từ, đọc từ 1 - 2 lần. - Trong từ “Hoa sen” có chữ cái các con đã học, bạn nào lên tìm cho cô chữ cái đã học trong từ “Hoa sen” nè ? - Đây là chữ cái s hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. - Cô có chữ cái s to hơn để các con dễ nhìn. - Cô phát âm 2 lần. - Đây là chữ cái s in hoa, đây là chữ cái s in thường và đây là chữ cái s viết thường. - Chữ cái s có mấy nét? Là nét gì nào? - Cô nhắc lại cấu tạo và kết hợp chỉ vào chữ. *Làm quen chữ cái x: - Hát “Lá xanh” - Các con vừa vận động bài hát nói về gì? - Lá xanh thường thấy ở đâu vậy các con? - Nhờ có những tán lá xanh che phủ khắp đất nơi, giúp cho không khí trong lành, cuộc sống của mọi người dễ chịu hơn. Vì thế, chúng ta cần trồng nhiều cây xanh để trang trí cho môi trường xung quanh thêm đẹp, và để cho cây xanh được mau lớn thì chúng ta cần phải làm gì nào? - Các con nhìn xem cô có gì đây? - Để chỉ hình ảnh “Lá xanh”, phía dưới cô cũng có từ “Lá xanh” - Cô ghép từ, đọc từ 1 - 2 lần. - Trong từ “Lá xanh” có chữ cái các con đã học, bạn nào lên tìm cho cô chữ cái đã học trong từ “Lá xanh” nè ? - Đây là chữ cái x hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. - Cô có chữ cái x to hơn để các con dễ nhìn. - Cô phát âm 2 lần. - Đây là chữ cái x in hoa, đây là chữ cái x in thường và đây là chữ cái x viết thường. - Chữ cái x có mấy nét? Là nét gì nào? - Cô nhắc lại cấu tạo và kết hợp chỉ vào chữ. *So sánh chữ cái: s - x - Nhìn xem chữ cái nào xuất hiện ? Cô gắn 2 chữ cái to s – x lên bảng: - Cho trẻ phát âm so sánh lại 2 chữ cái s - x - Chữ s và chữ x phát âm khác nhau như thế nào? - Cho cháu phát âm lại chữ cái s - x - Hoa sen - Hoa sen mọc dưới hồ… -……… - Trẻ nghe cô đọc thơ. - “Hoa sen” - Trẻ đọc từ. - Cháu tìm chữ cái đã học: h, o, a, e, n. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ) - Cho trẻ phát âm lại - Có 1 nét cong lượn. - Trẻ tự trả lời… -…….. - Lá xanh - Trẻ đọc từ. - Cháu tìm chữ cái đã học: l, a, n, h. - Lớp phát âm, cá nhân phát âm - Cho lớp phát âm lại - Có 2 nét: 2 nét xiên chéo nhau. - Chữ cái s - x - Trẻ phát âm. - Chữ S đọc cong lưỡi - Chữ X đọc bình thường, xì hơi gió. HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi với chữ cái * Trò chơi động: “Thi xem đội nào nhanh? ” - Cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi rất thú vị, trò chơi mang tên “ Thi xem đội nào nhanh? ” Cách chơi: Trên bảng cô có 2 bài thơ giống nhau có tên là “Hoa sen”. Các con đọc cùng cô bài thơ này nhé! HOA SEN “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng là xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Cách chơi là như thế này: Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 5 - 6 bạn xếp thành 2 hàng dọc đứng trước đường hẹp, cô phát cho mỗi đội 1 cây viết, khi có hiệu lệnh của cô lần lược từng bạn trong đội sẽ phải bật qua con suối này và đến bảng gạch chân 1 chữ cái s (hoặc x), rồi mang viết về đưa cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 tiếp tục bật và tìm gạch chân 1 chữ cái s (hoặc x) … cứ như thế cho đến bạn thứ 4, thứ 5 thì lại quay lại bạn đầu hàng chơi tiếp...thời gian thi tài là 1 bài hát. Đội nào gạch đúng, nhanh là đội thắng cuộc. Các con hiểu cách chơi chưa? - Cho 2 đội lên chơi - Cô nhận xét chung, trẻ phát âm lại s - x và về chỗ ngồi. * Trò chơi tĩnh: “Nghe phát âm tìm chữ cái” - Cho trẻ chơi: “Nghe phát âm tìm chữ cái” - Cho trẻ chơi nhiều lần. - Cho trẻ dẹp bảng cài. * Trò chơi động: “Tìm nhà” - Cô có 5 ngôi nhà gắn các chữ cái, mỗi trẻ cầm trên tay 1 chữ cái và khi nghe hiệu lệnh thì chạy nhanh về nhà có chữ cái giống với chữ cái trẻ cầm trên tay - Trẻ nghe cô nói cách chơi. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cả lớp làm những chú chim bay ra sân chơi nhe! ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 25 tháng 04 năm 2014 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : VẼ CẢNH QUÊ EM (ĐT) I/ YÊU CÂU: - Trẻ biết 1 số cảnh đẹp của quê hương đất nước - Trẻ biết vận dựng kỹ năng đã học để về quê hương đất nước theo trí tưởng tượng của mình. - Trẻ yêu quý giữ gìn sản phẩm của mình, cảm nhận được vẻ đẹp của Quê hương đất nước và thêm yêu Quê hương đất nước. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo án trình chiếu có: Tranh gợi ý của cô + Tranh 1: Phong cảnh miền núi + Tranh 2: Phong cảnh phố phường + Tranh 3: Phong cảnh cánh đồng lúa vàng - 1 số bài hát nói về quê hương đất nước - Sáp màu, giấy vẽ III/ TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú - Chào mừng các con đến với chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ - Trình chiếu các hình ảnh kèm theo lời giới thiệu - Hình ảnh trước mắt các con đó là hình ảnh Cổng làng, có mái đình cây đa, có cổng dẫn lối vào đường quanh ngõ nhỏ........ ( Cô lần lượt giới thiệu và đàm thoại cùng trẻ về nhừng bức tranh phong cảnh Quê hương đất nước) - Cô giới thiệu về quê hương và giáo dục trẻ biết yêu và quý quê hương mình. - Cô đọc câu thơ: “ Quê hương là gì hả mẹ mà Cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều” - Các con nhìn xem cô có hình ảnh vẽ về gì đây? Cô giới thiệu những bức tranh cô đã vẽ được về phong cảnh quê hương đất nước trên màn hình. - Cô đưa tranh và đàm thoại cùng trẻ * Cô giới thiệu tranh phong cảnh vẽ cánh đồng lúa vàng có các bạn nhỏ đang thả diều và có các bác nông dân đang gặt lúa - Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô? - Bạn đã nhận xét bức tranh của Cô có cánh đồng lúa vàng, có các bạn nhỏ đang thả diều, có các bạn nông dân đang gặt lúa. đó là chính là bức tranh vẽ về đồng lúa phong cảnh Quê hương Việt Nam chúng ta đấy * Cô đưa tranh vẽ phong cảnh Miền núi cho trẻ quan sát - Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô? À bức tranh của cô có núi, có nhà , có dòng suối và có các cây xanh, nhà sàn, đó là những hình ảnh quen thuộc về miền núi. * Cô đưa tranh vẽ phong cảnh đường phố - Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô - Quê hương không chỉ có đồng lúa chín vàng, mà còn có những con phố đông đúc xe cộ đi lại, có nhiều nhà cao tầng và có nhiều hàng cây xanh 2 bên đường. - Chúng ta vừa quan sát những hình ảnh vẽ phong cảnh gì thế? - Cô tổ chức hội thi vẽ tranh chủ đề “ vẽ cảnh quê em” - Cô hỏi trẻ ý định vẽ + Con dự định vẽ gì? + Con sẽ vẽ như thế nào? + Để vẽ cho đẹp các con dùng các nét gì ? - Cô khái quát lại: để vẽ được bức tranh về quê hương đất nước chúng ta dùng nét xiên, nét thẳng, và nét cong, muốn bức tranh vẽ được đẹp chúng mình tô màu thật đều và đẹp nhé. - Cho trẻ nhắc lại cách ngồi? Cách cầm bút? Hoạt động 2: Trẻ vẽ - Cô cho trẻ về bàn ngồi và tổ chức hội thi - Cô quan sát trẻ thực hiện, động viên khuyến khích trẻ. - Trong quá trình trẻ vẽ cô kết hợp mở nhạc có nội dung lien quan đến chủ đề kết hợp gợi mở nội dung vẽ cho trẻ. Hoạt động 3: Triển lãm tranh - Cô treo tranh của trẻ để triển lãm - Loa! Loa! Loa, hội thi đã kết thúc, cô mời các họa sĩ tý hon hãy mang bài lên cho Ban giám khảo chấm bài. Gọi một vài cháu chọn sản phẩm cháu thích. Vì sao thích ? - Cô nhận xét bổ sung... - Cô chọn sản phẩm đẹp nhận xét tuyên dương. - Cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh khuyến khích. - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ chú ý quan sát và đàm thoại cùng cô - Chú ý nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Có cánh đồng lúa vàng, có các bạn đang thả diều, có bac nông dân đang gặt lúa - Có dãy núi, có nhà sàn, có suối … - Có con đường, có nhà, có phương tiện giao thông, có cây… - Tranh cánh đồng lúa, tranh miền núi, tranh đường phố ạ - Trẻ tự trả lời…. - Trẻ tự trả lời…. - Trẻ vẽ - Trẻ mang sản phẩm trưng bày lên giá. - Trẻ lên nhận xét bài của bạn. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Cho trẻ chơi trò chơi “ Tập tầm vông” - Cho trẻ ra sân chơi. *NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN: - Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần: - Trẻ hát “cả tuần đều ngoan” - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. - Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3- 5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan. - Cả lớp hoan hô - Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để được khen. - Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để lần sau được khen. - Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu. - Trả trẻ. KÝ DUYỆT TUẦN 31 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docQue huong yeu dauTuan 31.doc