Chính sách tiền tệ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, ổn định đồng tiền, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công ăn việc làm, chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng. Thông thường, việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) được Quốc hội hoặc Chính phủ các quốc gia giao cho Ngân hàng Trung ương đảm nhiệm. Với việc quản lý một đối tượng đơn chiếc, riêng lẻ và duy nhất trong một nước là tiền tệ, với tính chất nhạy cảm và có tính công cộng cao như tiền tệ, thì việc điều hành và thực thi CSTT quốc gia của Ngân hàng Trung ương không phải là dễ dàng. Bất kỳ một động thái nào của Ngân hàng Trung ương trong việc đưa ra các quyết sách của mình về tiền tệ, ngân hàng đều gây ra các phản ứng tức thời tới các hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tiền tệ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
song về cơ bản, các ngân hàng đều có mạng Intranet nội bộ với tốc độ cao và đáp ứng có hiệu quả các bài toán nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống NHNN hiện đang vận hành mạng Intranet trong toàn hệ thống, giúp đỡ đắc lực trong công tác lãnh đạo, thông tin, nhân sự, kế toán... Tất cả các ngân hàng đều có đường kết nối trực tiếp ra Internet ở tốc độ tối thiểu 129 kbps với trang WEB riêng của mình để quảng cáo thương hiệu, các thông tin về lãi suất, tỷ giá chào, biểu giá dịch vụ... Hạn chế lớn nhất hiện nay trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế là: - Sự phối kết hợp giữa các NHTM trong thực hiện các dịch vụ ngân hàng mới còn kém: Mỗi hệ thống ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hoá khác nhau, không có sự gắn kết với nhau, ví dụ về hoạt động thanh toán thẻ, séc, máy rút tiền tự động ATM..., gây ra sự lãng phí vốn và thời gian, sự cạnh tranh không đáng có giữa các ngân hàng, sự khó khăn cho lựa chọn của các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vì vậy còn thấp. - Khả năng tài chính của các ngân hàng còn thấp. Mặc dù các NHTMNN đã được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ tới 6.800 tỷ đồng qua 2 đợt, 32/34 NHTMCP đang hoạt động đã hội đủ số vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định, nhưng so với quy mô tài chính của các NHTM trong khu vực thì mức vốn này vẫn ở mức khiêm tốn. Hệ số đảm bảo an toàn của ngân hàng (hệ số COOK) chưa đạt tới tỷ lệ 8% theo chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, năng lực tài chính của các ngân hàng hạn chế, nhất là đối với các NHTMCP, là một trong các nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc triển khai về công nghệ đối với các dịch vụ ngân hàng mới như Home banking, Internetbank... Công tác này hầu như vẫn chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm và cũng chỉ cung cấp cho một số ít khách hàng đặc biệt. - Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Các dịch vụ ngân hàng mới không thể đi sớm quá sự phát triển của thương mại trong nước. Trong lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, các dịch vụ tài chính rất được chú trọng với ý nghĩa hiện đại, đa dạng, theo đúng chuẩn mực quốc tế. Nhưng các sản phẩm tài chính hiện đại phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của thương mại và dịch vụ trong nước. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 80% số vốn hoạt động của doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng. Cầu nối giữa họ và các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều rào cản về nhận thức, cách làm việc... Mặc dù cơ chế cho vay hiện nay của các ngân hàng là rất thông thoáng với lãi suất thoả thuận, nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. - Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn ở mức thấp, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/tổng phương tiện thanh toán hiện đang dao động ở mức 24 - 25%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái lan: 6,3%, Trung quốc: 9,7%...). Chính tâm lý dùng tiền mặt, bao gồm cả VND và ngoại tệ mặt, và sự hiểu biết về dịch vụ ngân hàng của đa số người dân Việt Nam thấp, cũng là một nguyên nhân để cho việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới còn gặp nhiều khó khăn. - Hiện nay các ngân hàng mới dừng ở thời kỳ đầu của giai đoạn 2 về ứng dụng công nghệ thông tin, vẫn dừng ở mức cho phép truy vấn về thông tin tài khoản và thống kê các giao dịch liên quan tới tài khoản. Các ngân hàng chưa có đủ điều kiện để thực hiện các giáo dịch chuyển tiền với các tài khoản khác hoặc thanh toán thông qua tài khoản... theo đúng ý nghĩa của dịch vụ này. 2. Một số giải pháp khắc phục Các hạn chế trong hoạch định CSTT của Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là hoạt động kinh tế nói chung chưa phát triển, kéo theo sự phát triển chưa mạnh của các tổ chức tín dụng cùng với các bất cập của nó. Việc khắc phục các bất cập này đòi hỏi một quan điểm toàn diện, tổng quát, từ đó mà có các giải pháp cụ thể. Có rất nhiều giải pháp cần thực hiện để khắc phục các hạn chế của CSTT trong thời gian tới mà trong phạm vi một bài viết không thể bao trùm tất cả. Chúng tôi chỉ xin phép trao đổi về một số quan điểm lớn. Về quan điểm thực hiện các giải pháp lớn về CSTT - Hiện nay, NHNN Việt Nam chưa thể độc lập với Chính phủ do đặc thù nền kinh tế- chính trị của đất nước. Tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ vĩ mô trong từng thời kỳ. Để nâng cao hơn nữa vai trò của CSTT thì việc giao cho NHNN nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi CSTT là một vấn đề rất quan trọng. Thống đốc NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình CSTT, tổ chức thực hiện và tài chính. Ví dụ: để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua thì NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù hợp với diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia sẽ tư vấn những nét chính trong hoạt động tiền tệ - tín dụng quốc gia, Thống đốc NHNN là người chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó. - Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CSTT quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. - Trong các công cụ gián tiếp của CSTT, tuỳ diễn biến của thị trường mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng... để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới. Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay, mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng rãi giữa các tổ chức tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách trên thị trường liên ngân hàng. - Nên dứt khoát tách tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ đầu năm 2003 cho đến nay, khoảng 7000 tỷ đồng cho vay chính sách đã được tách về ngân hàng chính tách xã hội, nhưng có lẽ dứt khoát hơn nữa là tất cả các khoản cho vay có tính chất ưu đãi như tín dụng sinh viên, cho vay... cần tập trung tất cả về ngân hàng chính sách xã hội. Các ngân hàng thương mại trong quá trình tái cơ cấu chỉ nên tập trung cho vay thương mại với nguyên tắc thương mại. Điều này cũng rất có lợi cho việc quản lý vốn khả dụng tại các ngân hàng và các doanh nghiệp. - Về điều kiện nâng cao hiệu quả CSTT: Để thực thi có hiệu quả CSTT, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm là: 1/ Thông tin, nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa chính xác, chưa cập nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay, chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây lại là một nhu cầu khẩn trương trong thời gian tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Các thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực ra mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề trước tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về CSTT. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở NHNN, điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân tích thông tin mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu quan trên quan điểm lợi ích chung. 2/ Công nghệ cao trong việc tiếp nhận, chuyển giao thông tin, lưu giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin của mình ở trình độ Internet và hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của mình. Luận bàn về CSTT trong quá trình đổi mới là một vấn đề phức tạp, luôn biến đổi, có tác dụng mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế- xã hội. Bài viết này chỉ góp bàn một vài ý kiến nhỏ và rất mong có sự trao đổi rộng rãi giữa những người quan tâm.

File đính kèm:

  • docChinh sach tien te Viet Nam thuc trang va giai phap.doc