Các hiện tượng cần biết về tự nhiên Việt Nam

1. NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ LỤT LỚN Ở ĐBSCL

Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2000 được gọi cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1000 người thiệt mạng và tổn thất về tài sản và mùa màng được ước lượng đến 500 triệu Mỷ Kim. Hiện nay mực nước sông Cửu Long đang ở trong tình trạng báo động. Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm tại vùng ĐBSCL. Các cơn lũ bắt đầu khi nước sông Cửu Long dâng cao làm ngập vùng Savannakhet và Pakse ở miền Nam Lào rồi đến vùng Kratie ở miền Đông Kampuchea. Nước lũ từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta rồi thoát ra biển Đông. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (Mekong River Commission) dùng để định nghỉa mổi khi ĐBSCL bị lụt. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các hiện tượng cần biết về tự nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa một số địa phương, đặc biệt là xuất khẩu quặng nguyên khai ồ ạt trong những năm qua đã làm thiếu quặng đầu vào của một số nhà máy chế biến, dẫn tới hiện tượng tranh chấp tài nguyên giữa cơ sở khai thác cũng như giữa các địa phương với nhau. Trước tình hình trên, Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản năm 2005-2010; trong đó có quy định không xuất khẩu quặng kẽm vào năm 2006. Việt Nam chưa phải là quốc gia giàu có về quặng chì kẽm và chỉ chiếm khoảng 1% trữ lượng quặng chì kẽm thế giới nhưng với trữ lượng tìm kiếm thăm dò hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến hiện có và trong giai đoạn tới với quy mô mô vừa và nhỏ. Bộ KHCN_MT Bảy tiêu chí để xác định ranh giới vườn quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng 7 tiêu chí xác định ranh giới các vườn quốc gia trong cả nước. Ranh giới vườn quốc gia là khu vực bảo tồn đảm bảo có một hay nhiều mẫu đại diện cho các vùng tự nhiên hoặc hệ thống biển chủ yếu có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế đặc biệt; có các loài động thực vật, rạn san hô, môi trường sống, hiện tượng địa chất có giá trị trong cuộc sống và phải có ít nhất 2 loài động thực vật đặc hữu hoặc trên 10 loài bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Vườn quốc gia phải có diện tích trên 7.000ha đối với các vườn trên đất liền, từ 5.000ha trở lên đối với vườn trên biển, trên 3.000ha đối với các vườn đất ngập nước, trong đó còn ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao. Vườn cũng phải có phân khu bảo tồn nghiêm ngặt (vùng lõi vườn), tại đây không cho phép thực hiện các hoạt động phát triển; tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích vườn quốc gia phải nhỏ hơn 5% và do Chính phủ quyết định thành lập. Theo TTXVN Kon Tum: phát hiện mỏ Đolomit có trữ lượng lớn Tin từ Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kon Tum ngày 18-7 cho biết, trong đợt khảo sát, điều tra về khoáng sản mới đây, đoàn khảo sát của cơ quan này đã phát hiện mỏ Đolomit có trữ lượng lớn tại làng Kon Gô, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy. Qua số liệu khảo sát ban đầu, mỏ Đolomit Kon Gô có ít nhất 3 thân khoáng đạt quy mô mỏ lớn và các thấu kính Đolomit nhỏ tồn tại trên các đỉnh núi có độ cao từ 850m - 1.000m so với mực nước biển. Tổng trữ lượng mỏ Đolomit này đạt 32,084 triệu tấn. Kết quả phân tích mẫu ban đầu cho thấy, Đolomít ở Kon Gô có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu làm gạch chịu lửa kiềm tính, phục vụ cho các ngành công nghệ cao như luyện kim đen, luyện thủy tinh chất lượng cao. Mỏ Đolomit Kon Gô còn có điểm thuận lợi là dễ khai thác và vận chuyển. Tố, lốc, … Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá. Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được. Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt. Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Về định nghĩa chuyên ngành thì đây là hai hiện tượng khác nhau, nhưng khi thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hai hiện tượng này thường được thống kê đan xen lẫn lộn. Do vậy hai hiện tượng này tạm ghép thành một hiện tượng (tố lốc). Ở Việt Nam số liệu thống kê về vòi rồng rất ít, do vậy cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện tượng này chưa được xây dựng. Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên dân ta "tôn kính" gọi là "vòi rồng" (mà không gọi là vòi voi chẳng hạn), chứ thực tế không có con rồng nào cả. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vòi rồng xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts). Rất thú vị là không phải chỉ có dân ta "tôn kính" gọi nó là vòi rồng mà cả ở Trung quốc người ta cũng gọi là vòi rồng (âm Hán-Việt là "lục long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xoáy" (gió xoáy). Khủng khiếp hơn Tố là Vòi rồng. Một đám mây đen kịt đang trôi rất thấp, chợt từ chân mây thòi ra chiếc vòi đen khổng lồ từ từ hạ xuống mặt đất. Bụi, cát, đá bị cuốn lên nối với vòi mây, uốn éo, rít lên những tiếng ghê rợn. Đó là Vòi rồng. Vòi rồng là một xoáy khí nhỏ nhưng cực mạnh. Khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển ở dưới một khối không khí lạnh khô thì có khả năng làm xuất hiện những xoáy khí. Nếu xoáy khí này có áp suất trung tâm rất thấp nghĩa là vật chất trong tâm xoáy rất loãng thì không khí nóng, ẩm ở phía dưới bị hút lên tạo thành một cái vòi chuyển động xoáy rất mãnh liệt. Đó là nguyên nhân phát sinh vòi rồng. Vòi rồng nuốt chửng những vật nó gặp trên đường đi, cuốn chúng lên cao, mang đi xa rồi ném trả lại mặt đất ở rải rác các nơi. Vòi rồng là một luồng gió xoáy có sức phá hoại mãnh liệt. Tốc độ gió trong vòi rồng còn lớn hơn gió bão, có khi tới hàng trăm mét trong một giây. Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh, thế nhưng khí vòi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân vòi rồng con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết. Ở nước ta, vòi rồng và tố thường xuất hiện vàc các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ vòi rồng, tố không những xảy ra trong các tháng mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè rồng ít hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ. (tháng 4, tháng 5), mỗi khi có một đợt không khí lạnh ảnhảnh hưởng tới. Ở Nam Bộ số lần xảy ra vòi ít hơn bắc bộ và trung bộ. Lũ Quyét Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài thì lũ quét là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ.Lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ Tiếng Anh lũ là flood, lũ quét là flash flood (flash là vụt hiện rồi tắt), tiếng Trung Quốc lũ là "hồng thuỷ", nghĩa là "nước lớn".miền núi, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của cải và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen kẽ với thung lũng và sông suối thấp. Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về lũ quét. Sau đây là một trong những ý kiến chung của các chuyên gia đã nghiên cứu về vấn đề này: “Lũ quét là hiện tượng lũ bùn đá, lũ lớn được hình thành từ mưa, xảy ra cực nhanh, có sức tàn phá rất lớn”. Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại: + Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu như chưa có tác động của con người); + Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu vực (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu vực…); + Lũ gây ra do tháo, vỡ thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước, các đập băng... Lũ quét thường gây hoạ cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn. Ở các lưu vực sông suối nhỏ miền núi, nới có điều kiện thuận lợi để hình thành lũ quét như: địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc long sông/suối lớn, độ ổn định của lớp đất trên bề mặt lưu vực yếu do quá trình phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật bị tàn phá… Ở những nơi này, khi xẩy ra mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn thì dễ xảy ra lũ quét. Lũ quét thường xẩy ra vào các tháng 6-9 ở miền Bắc và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; tháng 9-12 ở các tỉnh ven biển miền Trung. Kết quả điều tra các lưu vực đã xẩy ra lũ quét cho thấy, lũ quét có thời kỳ xuất hiện lại khoảng 30 năm một lần. Tuy nhiên có nhiều nơi lũ quét đã xẩy ra liên tiếp do những lưu vực này môi trường bị suy thoái mạnh mẽ. Lũ quét là vấn đề phức tạp, đa dạng và mang tính địa phương sâu sắc.

File đính kèm:

  • docCac hien tuong can biet ve tu nhien Viet Nam.doc