Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

 Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường tích cực. Trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.

 Hoạt động nhóm là một hoạt động tích cực,đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng khám phá của mình.Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy ,so sánh,phân tích, tổng hợp, đánh giá.

 Hình thức hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phân tích kĩ năng làm việc ,kĩ năng giao tiếp,tạo điều kiên cho học sinh học hỏi lẫn nhau.

 

doc76 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh giỏi môn toán lớp 4 phần i: TRắc nghiệm Khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1( 1 đ ): Tổng của 5 số chẵn liên tiếp là 100. Tìm 5 số chẵn đó. D. 16; 18; 20; 22; 24 Câu 2 ( 2 đ ): 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99 + 100 = ? B. 5050 Câu 3 ( 1 đ ): Lớp 4A có a học sinh.Lớp 4B có b học sinh.Lớp 4C có c học sinh Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?A. ( a + b + c ) : 3 Câu 4 ( 1 đ ): Khi độ dài cạnh của hình vuông tăng gấp 2 lần thì diện tích hình vuông tăng gấp mấy lần: C. 4 lần Câu 5 1 đ ): Biết rằng cứ sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận, rồi lại đến 3 năm thường và 1 năm nhuận . Hỏi trong thế kỉ XXI có bao nhiêu năm nhuận? B. 25 năm nhuận PHần II: Bài tập Bài 1 ( 2 đ ): Dãy số từ 23 đến 1997 có bao nhiêu số tự nhiên ? Có bao nhiêu số chẵn ? Bao nhiêu số lẻ? Cách làm: Dãy số từ 23 đến 1997 có các số tự nhiên là : 1997 - 23 + 1 = 1975 ( số tự nhiên ) Dãy số trên xuất phát là số lẻ và kết thúc là số lẻ nên số lẻ nhiều hơn số chẵn 1 số. Vậy số lẻ là : ( 1975 + 1 ) : 2 = 988 ( số lẻ ) Số chẵn là : 988 - 1 = 987 ( số chẵn ) Đáp số : 1975 số tự nhiên 988 số lẻ, 987 số chẵn. Bài 2 ( 3 đ ): Quyển sách truyện lớp 4 gồm 142 trang. Hỏi để đánh số trang sách của quyển sách đó thì cần mấy chữ số? Giải Để đánh số trang sách của quyển sách truyện lớp 4 dày 142 trang . Người ta phải dùng dãy số tự nhiên từ 1 đến 142 trang. Dãy số đó có : Số có 1 chữ số từ 1 đến 9 có : 9 - 1 + 1 = 9 ( số ) * Số chữ số là : 9 x 1 = 9 ( chữ số ) - Số có 2 chữ số từ 10 đến 99 có : 99 - 1 + 1 = 90 ( số) * Số chữ số là : 90 x 2 = 180 ( chữ số ). - Số có 3 chữ số từ 100 đến 142 có ; 142 - 100 + 1 = 43 ( số ) * Số chữ số là: 43 x 3 = 129 ( chữ số ) Vậy số chữ số cần dùng để đánh số trang sách của quyển truyện lớp 4 dày 142 trang là: 9 + 180 + 129 = 318 ( chữ số ) Đáp số: 318 chữ số Bài 3 ( 3 đ ): Nêu quy luật rồi viết 5 số trong dãy số sau: a. 5 ; 10 ; 20 ; 40 ; 80 ... Quy luật : Kể từ số hạng thứ 2, mỗi số hạng bằng tích của số hạng liền trước nhân với 2. Dãy số : 5 ; 10 ; 20 ; 40 ; 80 ; 160 ; 320 ; 640 ; 1280 ; 2560. b. 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 ;13 ... Quy luật : kể từ số hạng thứ 3, mỗi số hạng bằng tổng của 2 số hạng liền trước. Dãy số: 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 ; 13 ; 21 ; 34 ; 55 ; 89 ; 144. c. 1 ; 3 ; 11 ; 43 ... Quy luật: Kể từ số hạng thứ 2, mỗi số hạng nhân với 4 rồi trừ đi 1. Dãy số : 1 ; 3 ; 11 ; 43 ; 172 ; 683 ; 2371 ; 9483 ; 37931. Bài 4 ( 3 đ ): Cho dãy số ; 1 ;7 ;13 ;19 ;25 ... a. Em hãy tính xem thứ 362 của dãy số là số nào? Giải. Cách1: Số thứ 362 của dãy số trên là: ( 362 – 1 ) x ( 7- 1 ) = 2167. Cách2: Ta thấy trong dãy số có : Số thứ nhất là 1 . Số thứ hai là 7 = 1 + 6 x 1 . Số thứ ba là : 13 = 1 + 6 x 2 . Số thứ tư là: 19 = 1 + 6 x 3 . số thứ năm là : 25 = 1 + 6 x 4 . Vậy số 362 của dãy số là số : 1 + 6 x 361 = 2167. b. Số 2 735 có thuộc dãy số trên không? Giải thích? Theo câu a, ta thấy mỗi số thuộc dãy số là số chia hết cho 6 ( dư 1 ). Ta có : 2735 : 6 = 455 ( dư 5 ). Vậy số 2735 không thuộc dãy số trên. Bài 5 ( 4 đ ): Một đại lí bánh kẹo bán 255 hộp kẹo và 85 hộp bánh. Biết rằng giá mỗi hộp bánh bằng giá 3 hộp kẹo và giá một hộp kẹo là 150 đồng. Tính số tiền mà đại lí thu được do bán bánh và kẹo ? ( Giải bằng 2 cách ) Cách 1: Giải. Giá tiền mỗi hộp bánh là : 1500 x 3 = 4500 ( đồng ) 85 hộp bánh thu được số tiền là : 4500 x 85 = 382 500 ( đồng ) 250 hộp kẹo thu được số tiền là : 1 500 x 255 = 382 500 ( đồng ) Số tiền đại lý đó thu được là : 382 500 + 382 500 = 765 000( đồng ) Cách 2 : số hộp kẹo gấp số hộp bánh số lần là: 255 : 85 = 3 lần . Nhưng giá tiền mỗi hộp kẹo thì bằng 1/3 giá tiền mỗi hộp bánh nên số tiền bán kẹo bằng số tiền bán bánh . Ta có : số tiền mà đại lí thu được do bán bánh và bán kẹo là 1500 x 255 x2 = 765 000 ( đồng ) Tuần 15 Ngày 1/12/2008 Bồi dỡng : Tiến trình lên lớp môn Toán. Kiến thức mới 1. Bài cũ : ( 3 - 4 phút ) - Kiểm tra ( 2 - 3 ) em. - Kiểm tra kiến thức tiết trớc. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài : ( 1 phút ) ( Trực tiếp hay gián tiếp ). b) Giảng bài : Hoạt động 1 : Hớng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bài mới ( 8 – 10 phút ) - Rút ra kết luận ( Quy tắc ) - Khắc sâu kiến thức bằng ví dụ ứng dụng . Hoạt động 2 : Luyện tập.( 16 - 17 phút ) Củng cố kiến thức qua làm bài tập . Cho học sinh làm bài tập theo yêu cầu giáo viên . Chốt dạng . Khắc sâu kiến thức đã học. Hoạt động 3 : Trò chơi :( 2 - 4 phút ) Có thể tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung bài học. (Tuỳ giáo viên.). 3. Củng cố – dặn dò :( 2 - 4 phút ) Nhắc lại kiến thức mới. Dặn dò : Ra bài tập về nhà. Dạng bài luyện tập 1. Bài cũ : ( 3 - 4 phút ) - Kiểm tra ( 2 - 3 ) em. - Kiểm tra kiến thức tiết trớc. - Hoặc có thể xen vào tiết luyện tập. 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài : ( 1 phút ) ( Trực tiếp hay gián tiếp ). HĐ 2: Luyện tập : .( 23 - 26 phút ) Cho học sinh làm bài tập theo yêu cầu giáo viên . Chốt dạng để học sinh khắc sâu kiến thức. H Đ 3 : Trò chơi :( 2 - 5 phút ) Có thể tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung bài học. (Tuỳ giáo viên.). 3. Củng cố – dặn dò :( 2 - 4 phút ) Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập. Dặn dò : Ra bài tập về nhà. Tuần 16 Ngày: 08/12/2008 Tự bồi dưỡng: Làm một số bài tìm x ( Nâng cao ) Bài 1: Tìm x: a. XX + X + X + X = 70 X x 10 + X + X + X + X = 70 X x ( 10 + 1 + 1 + 1 + 1 ) = 70 X x 14 = 70 X = 70 : 14 X = 5 b. XXX + XX + X + X + X = 1000 X x 100 + X x 10 + X + X x 10 + X + X + X + X = 1000 X x ( 100 + 10 +1 + 10 + 1 +1 + 1 + 1 ) = 1000 X x 125 = 1000 X = 1000 : 125 X = 8 c. XXX + XX + XX + X + X = 405 X x 100 + X x 10 + X + X x 10 + X + X x 10 + X + X + X = 405 X x ( 100 + 10 + 1 + 10 + 1 + 10 + 1 + 1 +1 ) = 405 X x 135 = 405 X = 405 : 135 X = 3 d. X x X + 1 + X – 2 + X + 3 = 6 X + X + X + X + 1 + 3 – 2 = 6 X + X + X + X + 2 = 6 X + X + X + X = 6 – 2 4 x X = 4 X = 4 : 4 X = 1 Bài 2: Tìm X: X x ab = abab X x ab = ab x 100 + ab X x ab = ab x 100 + 1 X x ab = ab x 101 X = ab x 101 : ab X = 101 ****************************************************************** Tuần 17 Một vài kinh nghiệm về Công tác phụ đạo học sinh yếu I.Đặt vấn đề: Để thực hiện tốt cuộc vận động của ngành Giáo dục “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục và nói không với học sinh ngồi nhầm lớp ...” Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học là quan trọng và cần thiết để giúp các em có đủ kiến thức, kĩ năng học tiếp lên các cấp học trên. Nhưng không phải tất cả mọi học sinh trong cùng độ tuổi, trong cùng cấp học lại có thể tiếp thu bài cho nhanh, học giỏi như nhau. Qua thực tế giảng dạy ở Trường Tiểu học số 1 An Ninh tôi đã trăn trở, băn khoăn và đặt ra cho mình cần phải phụ đạo một số em còn yếu. II. Điều tra: Ngay từ đầu năm học, sau khi day được hai tuần tôi đã khảo sát và phân loại theo 4 đối tượng : Giỏi , Khá, Trung bình ,Yếu . Trong số đó thấy có một số em còn yếu về Toán như em Tầm , em Lương , em Tâm ... Còn yếu về môn Tiếng Việt như em Tầm , em Lương, em Thành...Trong số các em đó mỗi em có điểm yếu riêng như em Lương chữ viết quá xấu, hay sai lỗi, em Tâm kĩ năng tính toán còn chậm, em Lưu yếu về cách giải Toán. Vì vậy tôi đã thống kê được như sau: Đầu năm Toán: : Yếu 2 em 10 % GKI : Yếu 1 em 5 % Thống kê được rồi, tôi tìm một số biện pháp và giải pháp để giúp đỡ các em. III. Những giải pháp, biện pháp: - Trong các tiết dạy học tôi dạy sát cả 4 đối tượng. Chú ý nhất là những học sinh yếu, em nào yếu điểm nào tôi cố gắng giúp đỡ điểm đó. Chẳng hạn như em Tầm đọc yếu giờ tập đọc tôi luôn gọi em, chỉ cho em cách đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng chỗ, giọng đọc phù hợp với nhân vật...., em Lương, em Tâm yếu về giải toán, tôi hướng dẫn cho em cách đọc một bài toán và xác định cho được Cái gì đã cho, cái gì cần phải cần tìm, điều kiện nào liên quan để tìm được cái phải tìm ... - Kết hợp với phụ huynh học sinh : Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để cùng kèm cặp giúp đỡ thêm ở nhà. Động viên khen kịp thời dù chỉ một viêc nhỏ hoặc học sinh chỉ trả lời một ý nhỏ khi thấy em đó có tiến bộ. - Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng tiến”, bạn học giỏi giúp đỡ bạn học yếu để các em cùng giúp nhau học tốt hơn . Luôn theo dõi sự giúp đỡ của nhau, sự tiến bộ trong từng đôi bạn để khen kịp thời. - Tổ chức hoạt động nhóm , các trò chơi trong các tiết học, ... tạo không khí thi đua trong mỗi nhóm , mỗi cá nhân. Luôn nêu gương trước lớp về những học sinh có tiến bộ để em khác noi theo. - Ngoài cá biện pháp trên tôi bám sát theo lịch phụ đạo nhà trường đề ra vào các chiều thứ năm và trong các tiết Ôn luyện để có kế hoạch dạy học phù hợp theo đối tượng như phân lớp thành 2 nhóm Nhóm Khá , Giỏi và nhóm Trung bình ,Yếu tôi phụ đạo môn Toán nhóm Trung bình , yếu. Làm theo cách này rất hay và thuận tiện cho việc kèm cặp được học sinh Yếu. IV. Kết quả: Đầu năm Toán: : Yếu 2 em 10 % GKI : Yếu 1 em 5 % Đầu năm Tiếng Việt: Yếu 3 em 15 % GKI : Yếu 1 em 5 % So với kết quả đầu năm thì chất lượng học sinh yếu giữa kì có giảm 5 % cả 2 môn. V. Bài học kinh nghiệm: Với những biện pháp và giải pháp đó nếu thực hiện tốt và làm được thường xuyên thì chất lượng nâng lên rõ rệt. Giáo viên phải có tâm huýet với nghề dạy học và yêu thương trẻ thực sự như câu “ Tất cả vì học sinh thân yêu” . Phải luôn tự học , tự bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, dự giờ để đúc rút kinh nghiệm, học hỏi những anh chị đi trước .... để kiến thức của mình ngày một nâng lên đẻ phục vụ cho việc giảng dạy tốt. Luôn sáng tạo trong dạy và học , tìm những cách dạy học hay phù hợp sát thực tế. Phải có đồ dùng dạy học trong các tiết dạy – học vì trẻ em Tiểu học cần trực quan sinh động hơn tư duy trừu tượng. Trên đây là một số ít kinh nghiệm nhỏ của bản thân rất mong Ban giám hiệu và các anh , chị đồng nghiệp đọc và góp ý để bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phụ đạo học sinh yếu. Tôi rất chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docTuboiduong1 thanh.doc
Giáo án liên quan