Báo cáo Kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Năm học 2013-2014

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực .

2. Tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, phấn đấu nâng cao chất lượng GD toàn diện và hiệu quả giáo dục, giữ vững kết quả PCTHĐĐT. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống, bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học các môn học; đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng giảm tải, phù hợp với mục tiêu giáo dục; triển khai việc dạy học phân hóa học sinh ở lớp 2-3; Tiếp tục triển khai mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày, dạy Tiếng Anh, Tin học cho học sinh từ lớp 3 - lớp 5. Tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả mô hình VNEN. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 49427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xử nào đó trong một tình huống giả định nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc qua quan sát được. + Phương pháp trò chơi: Là PP tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay luyện tập, thực hành những thao tác, kĩ năng, hành vi thông qua một trò chơi nào đó. + Phương pháp vấn đáp: Là PP trong đó Gv đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó lĩnh hội kiến thức, nội dung bài học. Vận dụng vào giảng dạy, giáo dục: Tôi đã thường xuyên sử dụng các PPDH tích cực như PP đặt và giải quyết vấn đề, PP hợp tác theo nhóm nhỏ, PP đóng vai, PP trò chơi, PP vấn đáp ... trong quá trình dạy học trên lớp của mình đối với các môn học. Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành: Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện” (Khoa học 5) tôi đã tổ chức cho HS đóng vai để thể hiện các tình huống được minh họa trong SGK. Qua việc đóng vai, HS thể hiện rất rõ các kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và các em cũng rất hào hứng, sôi nổi khi nhập vai của mình và hiệu quả tiết dạy được nâng lên rõ rệt. TH16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực 1.Khái niệm: Là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong những tình tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Một PPDH có thể bao gồm nhiều KTDH đặc thù. Ví dụ: PP hợp tác nhóm có các KTDH như KT chia nhóm, KT khăn trải bàn, KT phòng tranh, KT công đoạn, ... 2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực + Kĩ thuật đặt câu hỏi: Trong quá trình dạy học, GV thường đặt câu hỏi khi sử dụng PP vấn đáp, PP thảo luận. Mục đích của việc đặt câu hỏi rất khác nhau: có lúc để kiểm tra việc nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh, có lúc để hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới và cũng có lúc để giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học. Việc đặt câu hỏi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng câu hỏi và cách ứng xử của GV khi hỏi HS. Có các loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi tốt. Câu hỏi đóng chỉ yêu cầu HS trả lời “có” hoặc “không”, “đúng” hoặc “sai”, “đã” hoặc “chưa” hoặc câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Ví dụ : “Em đã hiểu bài chưa?”, “Bác Hồ quê ở đâu?”... Câu hỏi mở là câu có nhiều đáp án và khuyến khích học sinh tư duy, sáng tạo. Câu hỏi tốt là câu hỏi tạo ra được một xung đột về nhận thức hay tạo ra được một thử thách vừa sức về trí tuệ, giúp học sinh phát triển tư duy. Tạo hứng thú cho học sinh. Khuyến khích, tạo tiền đề cho học sinh tiếp tục tìm tòi, khám phá những thách thức mới khó khăn, phức tạp hơn trong học tập. + Kĩ thuật khăn trải bàn: Là một KTDH thể hiện quan điểm/ chiến lược học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân; phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Tác dụng của kĩ thuật khăn trải bàn là học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau; rèn cho HS các kĩ năng sống như tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, giao tiếp; tạo cơ hội cho HS học tập phân hóa; giúp phát triển các mối quan hệ giữa HS với HS; giúp GV quản lí được ý thức và kết quả làm việc của mỗi cá nhân học sinh. Cách tiến hành: Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một tờ giấy A0 đặt trên bàn. Chia giấy A0 thành phần chính giữa và các phần xung quanh (tương ứng với số thành viên nhóm), mỗi thành viên suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình vào phần trước mặt mình, thảo luận chung và thống nhất ý kiến ghi vào phần chính giữa. + Kĩ thuật mảnh ghép: Là một KTDH thể hiện quan điểm/chiến lược học hợp tác trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong thảo luận nhóm, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác, phát triển cho HS các kĩ năng sống. Cách tiến hành: Giai đoạn 1 là giai đoạn “nhóm chuyên sâu”, HS được chia làm các nhóm nhỏ từ 3-6 em, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu/nghiên cứu sâu về một phần nội dung học tập khác nhau. Các nhóm thảo luận, nghiên cứu, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung đã nghiên cứu. Giai đoạn 2 là “nhóm mảnh ghép”: Mỗi HS từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới gọi là “nhóm mảnh ghép”. Từng HS sẽ lần lượt trình bày lại cho các bạn trong nhóm mới nghe về nội dung mình đã được nghiên cứu, tìm hiểu ở “nhóm chuyên sâu”. Nhiệm vụ mới được giao cho các “nhóm mảnh ghép”, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu ở “nhóm chuyên sâu”. + Kĩ thuật dạy học theo góc: Là PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhung cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. Cách thực hiện: Chọn nội dung bài học cho phù hợp theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau (tích hợp kiến thức các môn học trong một nội dung chủ đề). Chọn không gian phù hợp với số học sinh để có thể dễ dàng bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập trong các góc và các hoạt động của HS tại các góc. Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp. Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức 4, 3 hoặc 2 góc. Ví dụ: góc quan sát, góc phân tích, góc thực hành, góc trải nghiệm, ... Ở mỗi góc cần có: Tên góc, phiếu giao việc, đồ dùng thiết bị, tài liệu phù hợp với hoạt động của góc. Căn cứ vào nội dung cụ thể của bài học, vào đặc trưng của PP học theo góc và không gian của lớp học, GV cần xác định số góc và tên mỗi góc, xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa cho mỗi góc, HDHS chọn góc theo sở thích và luân chuyển qua các góc. Vào cuối giờ học, sau khi học sinh đã được luân chuyển đủ qua các góc, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập ở mỗi góc. Đại diện HS ở các góc (vòng cuối) trình bày kết quả học tập theo nhiệm vụ được giao, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét, đánh giá, chốt lại vấn đề trọng tâm, đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái. + Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực: Lắng nghe tích cực là khả năng HS ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà GV đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống. Kĩ năng lắng nghe tích cực không phải là một kĩ năng bẩm sinh mà muốn có nó thì HS cần phải trau dồi, học tập. Cách thực hiện: HS lắng nghe thông tin từ GV một cách tự nhiên và ghi chép; diễn giải thông tin; ghi nhớ thông tin,; đánh giá thông tin và phản hồi lại với GV. Vận dụng vào giảng dạy, giáo dục: Nhằm đổi mới PPDH thì song song với việc sử dụng các PPDH tích cực, tôi cũng áp dụng khá thường xuyên các kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học các môn học. Các KTDH tích cực đem lại sự hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá cho HS, giúp HS sôi nổi, hăng hái hơn, chất lượng dạy học cũng được nâng lên. Ví dụ: Khi dạy bài “Thương mại và du lịch” (Địa lí 5), câu hỏi đặt ra là Thương mại gồm những hoạt động nào ?. Tôi chia HS thành các nhóm nhỏ (4 em), phát giấy A0 đã chuẩn bị cho từng nhóm, quy định thời gian tối đa cho các nhóm. Các thành viên đồng thời viết ý kiến riêng của mình lên phần giấy trước mặt, nhóm trưởng tổ chức cho nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời và ghi vào phần chính giữa tờ giấy, GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Khi làm việc, HS rất chủ động, sáng tạo và GV phát hiện việc tìm tòi, lĩnh hội kiến thức của HS cũng rất dễ dàng. TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số (kết hợp với nhận xét) 1.Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở TH thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét + Đổi mới mục đích đánh giá: - Xác nhận kết quả học tập ở từng giai đoạn của quá trình học tập, ở các môn học trong từng kì, từng năm học ở cấp TH theo từng lĩnh vực, nội dung học tập đã được quy định trong chuẩn môn học và trong chương trình TH. - Cung cấp những thông tin chính xác, quan trọng về quá trình dạy học các môn học cho GV và BGH nhà trường, cho các CBQL môn học ở những cơ quan quản lí giáo dục. Trên cơ sở xử lí những thông tin này, các cơ quan quản lí giáo dục có những quyết định đúng đắn, kịp thời tác động đến việc dạy học các môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. + Đổi mới nội dung đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá kết quả học tập phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được quy định trong chương trình TH và trong quy định về trình độ chuẩn của các môn học. Chương trình có bao nhiêu hợp phần kiến thức và kĩ năng thì cần đánh giá đủ những hợp phần kiến thức, kĩ năng đó. Đề KT không những phải thể hiện đủ các kiến thức và kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ của các kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập mà trình độ chuẩn quy định. + Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập: Khi đánh giá bằng điểm số cần chú trọng đến việc đánh giá bằng lời và nhận xét cụ thể. + Đổi mới công cụ đánh giá kết quả học tập: Ở TH thường sử dụng chủ yếu hai công cụ đánh giá là đề KT viết, trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận; các loại mẫu quan sát thường xuyên hoặc định kì. Vận dụng vào giảng dạy, giáo dục: Trong tất cả các tiết dạy của mình tôi đều rất chú trọng đến việc đánh giá, nhận xét học sinh. Ngoài việc ghi điểm số, tôi thường xuyên ghi nhận xét bằng lời cụ thể đối với từng em trong từng môn, từng hoạt động. Vì vậy, các em nhận rõ được các ưu, nhược điểm của mình cũng như phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con em hơn. Ngoài ra, tôi cũng vận dụng kiến thức tự BD để xây dựng các đề KT phù hợp, vừa sức với các em theo tiêu chí đổi mới, đảm bảo đúng theo thông tư 32/2009/TT-BGDĐT . Đinh Trang Hòa, ngày 23 tháng 5 năm 2014 Người báo cáo Nguyễn Thị Liên

File đính kèm:

  • docBAO CAO BDTX NAM HOC 20132014.doc
Giáo án liên quan