Báo cáo Chuyên đề phân môn Lịch sử lớp 4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Để đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục nước nhà cũng như tại địa phương ngang tầm với thời đại và nhằm khắc phục những tồn tại của phương pháp dạy học. Qua thực tiễn điều tra năng lực và tình hình học tập của ở HS địa phương, chúng tôi thấy việc dạy- học phân môn lịch sử bằng giáo án điện tử và đổi mới phương pháp dạy học phân môn lịch sử lớp 4 là một vấn đề rất cần thiết. Nên toàn thê GV khối 4 chúng tôi thống nhất chọn đề tài “ Đổi mới phương pháp dạy học phân môn lịch sử lớp 4 bằng giáo án điiện tử” để làm chuyên đề báo cáo.

II. MỤC TIÊU DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

 1. Cấp cho hs một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:

 -Các sự kiện , hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử việt nam từ bưởi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỷ XIX.

 2. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho hs các kỹ năng:

 -Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khá nhau.

 - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thônh tin để giải đáp.

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chuyên đề phân môn Lịch sử lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục nước nhà cũng như tại địa phương ngang tầm với thời đại và nhằm khắc phục những tồn tại của phương pháp dạy học. Qua thực tiễn điều tra năng lực và tình hình học tập của ở HS địa phương, chúng tôi thấy việc dạy- học phân môn lịch sử bằng giáo án điện tử và đổi mới phương pháp dạy học phân môn lịch sử lớp 4 là một vấn đề rất cần thiết. Nên toàn thê GV khối 4 chúng tôi thống nhất chọn đề tài “ Đổi mới phương pháp dạy học phân môn lịch sử lớp 4 bằng giáo án điiện tử” để làm chuyên đề báo cáo. II. MỤC TIÊU DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 1. Cấp cho hs một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: -Các sự kiện , hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử việt nam từ bưởi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỷ XIX. 2. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho hs các kỹ năng: -Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khá nhau. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thônh tin để giải đáp. -Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở hs những thái độ và thói quen; - Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc. -Yêu thiên nhiên, con gười, quê hương, đất nước. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hoá. III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 1. Các chủ đề môn lịch sử lớp 4: (8 chủ đề ) a. Chủ đề: Buổi đầu dựng nước và giữ nước ( từ khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN ) * Nội dung: -Nước văn lang, nước âu lạc ( sự ra đời của nền văn minh văn lang- âu lạc và những thành tựu chính của văn minh văn lang- âu lạc ). b. Chủ đề: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( từ năm 179 TCN đến thế kỷ X ). * Nội dung: -Cuộc sống nhân dân ta dưới ách thống trị và chính sách đồng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc. - Phong trào đấu tranh của nhân dân ta để giành lại độc lập, tự chủ ( tiêu biểu là khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 và chiến thắng Bạch Đằng năm 938). c. Chủ đề: Buổi đầu độc lập ( từ năm 938 đến năm 1009) * Nội dung: -Ổn định đất nước, chống ngoại xâm với các sự kiện tiêu biểu : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước; Lê Hoàn lên ngôi vua, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất ( năm 981). d. Chủ đề: Nước Đại Việt thời Lý ( từ năm 1009 đến năm 1226) * Nội dung: - Tên nước, kinh đô, vua Lý Thái Tổ. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai; phòng tuyến sông Như Nguyệt. -Đời sống nhân đân: giáo dục, tôn giáo. e. Chủ đề : Nước Đại Việt thời Trần ( từ năm 1226 đến năm 1400) * Nội dung - Sau nhà Lý là nhà Trần, tên nước, kinh đô vẫn là Đại Việt. - Ba lần chiến thắng quân Mông- Nguyên xâm lược. - Công cuộc xây dựng đất nước ở thời Trần: việc đắp đê. g. Chủ đề: Nước Đại Việt buổi đầu thời hậu Lê (thế kỷ XV) * Nội dung -Chiến thắng Chi Lăng; -Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông; -Công cuộc xây dựng đất nước: bộ luật Hồng đức; nông nghiệp phát triển, các công trình sử học, văn học, giáo dục, thi cử ( bia tiển sĩ). h. Nước Đại Việt thế kỷ XVI- XVIII). * Nội dung - Thời Trịnh- Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVI- thế kỷ XVII): + Chiến tranh Trịnh- Nguyễn; + Tình hình Đàng Ngoài : Thăng Long, Phố Hiến; + Tình hình Đàng Trong : Hội An, công cuộc khẩn hoang. - Thời Tây Sơn: + Chống ngoại xâm : trận Đống Đa; + Xây dựng đất nước : dùng chữ Nôm, chiếu khuyến nông; + Nguyễn Huệ : anh hùng dân tộc. i. Chủ đề : Buổi đầu thời Nguyễn (1802-1858) * Nội dung - Nhà Nguyễn thành lập. - Kinh đô Huế. IV. CẤU TRÚC SGK MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 -Những điểm mới trong nội dung chương trình, cũng như yêu cầu cần đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện rõ trong nội dung, cấu trúc SGK. Có thể nói cấu trúc phần lịch sử trong SGK lịch sử và địa lí 4 đã thể hiện rõ định hướng đổi mới phương pháp. Cấu trúc SGK bao gồm: kênh hình, kênh chữ, câu hỏi và các phương tiện hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho hs tự học. a. Kênh chữ - Kênh chữ trong SGK là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu của bài học. bài viết được cấu tạo như một bộ phận của quá trình dạy học. Không phải toàn bộ nội dung bài học và các kết luận đều được trình bày sẵn trong bài viết và hs chỉ cần học thuộc lòng là đạt yêu cầu đặt ra. Muốn đạt được yêu cầu về nhận thức được đặt ra ở mục tiêu bài học, hs còn phải làm việc với các thành tố khác của SGK( câu hỏi, bài tập và phương pháp) Một số bài còn có thêm phần chữ in nhỏ ở đầu hoặc giữa bài thường để nhằm nhấn mạnh trọng tâm bài viết cho phù hợp với tên bài, chủ đề của bài, có ý nghĩa dẫn dắt sự kiện và cũng có khi là những đẫn chứng cụ thể để minh hoạ cho nhận định trong bài viết, hoặc có ý nghĩa cung cấp tư liệu để GV tổ chức cho HS hoạt động ,đặc biệt ở giữa mỗi phần, mỗi đoạn thường có câu hỏi nhỏ giúp GV định hướng cho HS những vấn đề cần tìm hiểu và trả lời. cuối mỗi bài có phần tóm tắt giúp HS ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài. b. Kênh hình Kênh hình trong SGK không chỉ có ý nghĩa minh hoạ bài viết mà còn là nguồn tư liệu quan trọng và là phương tiện làm việc của HS. GV tổ chức HS làm việc với kênh hình, khai thác thông tin, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. kênh hình trong SGK bao gồm hệ thống các biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh khá phong phú, chọn lọc và mang tính cập nhật. V.YÊU CẦU CƠ BẢN 1. Đối với giáo viên - Nắm vững vị trí, vai trò của phân môn lịch sử. -Nắm vững mục tiêu từng tiết dạy. -Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợpvới từng tiết dạy, có sáng tạo, tạo không khí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS. -Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học. 2. Đối với học sinh -Có tính tự giác, tích cực trong giờ học. - HS tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài, tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng chúng dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. -Sau mỗi bài học, HS nắm được nội dung, kiến thức của bài. VI. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Giáo viên vận dụng nhiều phương pháp linh hoạt như: phương pháp quan sát, nêu vấn đề, giao tiếp, hỏi đáp, thực hành, thảo luận, - Hình thức tổ chức dạy học: kết hợp dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm, tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa HS trong quá trình giáo dục. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là làm cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thay đổi thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc. VII.DỰ THẢO QUY TRÌNH GIẢNG DẠY Gồm các bước như sau: A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra nội dung, kiến thức tiết kế trước. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài ( Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp) 2.Hoạt động 1, 2, 3 - Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu. giao việc. - Bước 2: HS hoạt động ( nhóm, cá nhân, ) - Bước 3: Hs trình bày kết quả - Bước 4: Giáo viên kết luận C. Củng cố, dặn dò - Hệ thống lại bài - Liên hệ thực tế - Dặn dò - Nhận xét giờ học. Sau đây là kế hoạch giảng dạy cụ thể của chuyên đề giáo án điện tử bài lịch sử lớp 4: Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Giang Tâm Tuần 13 Bài 12: Nhà Trần thành lập I. Mục tiêu - Biết: Sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. + Đến cuối thế kỷ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. + Nhà Trần vẫn đặt tên nước là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long. - HS khá, giỏi: Biết những việc của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dưng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất. - HS khuyết tật: theo dõi và cùng các bạn tham gia các hoạt động. II. Hoạt động dạy- học A.Kiểm tra bài cũ -GV tổ chức trò chơi: Bảng vàng +Ai đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất? ( Lê Hoàn) + Nhà Lý dời đô ra thăng long vào năm nào? (1010) + Ai đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? ( Lý Thường Kiệt ) -GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Cho HS xem tranh đền thờ các vua Trần - Nhà Trần được thành lập như thế nào? 2. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần - Gv cho Hs đọc thông tin trong SGK trang 37, GV nêu câu hỏi: + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? + Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? GV kết luận: Nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế bằng nhà Trần là một tất yếu. 3. Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 38. - Chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. - Làm việc trước lớp. - GV kết luận: Sau khi lên ngôi, các vua Trần vẫn lấy kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. Nhà Trần quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đất nước. - Rút ra ghi nhớ: + Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng vào năm nào? + Sau khi lên ngôi nhà Trần quan tâm đến việc gì? C. Củng cố, dặn dò - Trò chơi : + GV nêu câu hỏi + GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng, tuyên dương. - Nhận xét giờ học. - Hs làm việc cá nhân - Nêu kết quả - Lớp nhận xét - 1 HS đọc- lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời và rút ra ghi nhớ. - Một số em đọc - HS giải ô chữ PHÒNG GD- ĐT HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 Người báo cáo: Bế Thị Triều Ngày báo: 12/ 11/ 2010

File đính kèm:

  • docBAO CAO CHUYEN DE LICH SU LOP 4 moi.doc
Giáo án liên quan