Bài tham luận giáo viên vùng sâu vượt khó

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô .

Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho các giáo viên ở vùng sâu của huyện Đam Rông viết bài tham luận về tấm gương vượt khó vươn lên.

Trước khi vào bài tham luận cho phép tôi được gửi tới quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và toàn thể hội trường lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc buổi lễ thành công tốt đẹp

 Kính thưa .!

 

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4442 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham luận giáo viên vùng sâu vượt khó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN GIÁO VIÊN VÙNG SÂU VƯỢT KHÓ Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô…... Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho các giáo viên ở vùng sâu của huyện Đam Rông viết bài tham luận về tấm gương vượt khó vươn lên. Trước khi vào bài tham luận cho phép tôi được gửi tới quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và toàn thể hội trường lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc buổi lễ thành công tốt đẹp Kính thưa…….! Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Đinh Văn trong một gia đình có truyền thống nho giáo, tốt nghiệp cao đẳng tiểu học Đà Lạt, là một thanh niên hăng hái rời xa vùng thành thị về vùng sâu công tác. Với bao nhiêu khó khăn, thử thách đối với tôi. Nơi bạt ngàn cây cối núi non, lần đầu tiên đến lớp. “Nhìn phòng học cấp 4 đã cũ, học sinh là con em người dân tộc thiểu số, áo quần rách rưới, người xanh xao, nhìn những khuôn mặt ngây ngô chưa biết nói tiếng Việt, tôi nghĩ không biết làm sao dạy cho các em biết đọc, biết viết đây. Tôi tưởng chừng sẽ không thể làm tròn trách nhiệm của mình,” Nhưng bù lại, người dân nơi đây rất thân thiện đón chào một cô giáo trẻ đến từ thị trấn nhỏ mang cái chữ cho bản làng, tôi thêm nghị lực vượt lên thử thách. Cuộc sống nghèo khó, người dân suốt đời phải lo lắng cho đủ cái ăn cái mặc nên việc học hành của con cái trở thành một điều xa xỉ, ít được cha mẹ quan tâm. Thay vì đi học, các em phải ở nhà giúp đỡ bố mẹ trông em, làm nương rẫy.  Không quản ngại khó khăn tôi xuống từng thôn bản. Được đến tận nơi, chứng kiến tận mắt cuộc sống của bà con các dân tộc và những thiệt thòi mà các cháu nhỏ nơi đây phải gánh chịu, tôi thấy trách nhiệm của người giáo viên như tôi càng thêm lớn lao. Những học sinh nơi đây cần có người thầy dạy dỗ. Chính tình cảm của các em đã níu giữ tôi. Với vai trò là một giáo viên, bản thân tôi luôn có quan điểm không những truyền đạt kiến thức mà còn phải dạy bằng cả con tim, bằng cả tấm lòng. Tôi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách học hỏi sách báo, thông tin đại chúng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua dự giờ, trao đổi chuyên môn và thậm chí học ngay từ chính các em. Bản thân phải cần kiên trì và nhẫn lại phải cố gắng rất nhiều, có những lần tôi đến nhà học sinh bố mẹ bắt ở nhà trông em. Tôi đã vận động mãi họ mới cho con đi học. Và bây giờ quan điểm của phụ huynh đã khác, họ tin tưởng cô, yêu quý cô đã dạy con họ “ có cái chữ” Sau 4 năm vất vả vật lộn với hành trình gieo chữ vùng khó, tôi được luân chuyển về trường tiểu học Lương Thế Vinh- trường thuận lợi hơn. Tôi vận dụng các quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp dạy học tích cực là cần thiết nhưng đảm bảo tính thực tế trong điều kiện cho phép. Không nên cứng nhắc áp đặt, phải phát huy tính sáng tạo của các em. Tăng cường công tác kiểm tra có biện pháp động viên, nhắc nhở học sinh kịp thời. Tăng cường mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, làm cho mối quan hệ này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực. Gia đình là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường về sự phát triển toàn diện của học sinh. Nên bản thân tôi phải tuyên truyền vận động cho các gia đình hiểu. Gia đình phải hết sức chăm lo, kiểm soát hành vi, tinh thần thái độ học tập ở nhà, tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập tốt. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập của con em. Mọi sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ biến mọi nổ lực của nhà trường bằng không. Với đồng nghiệp, tôi luôn hòa nhã, chia sẻ, học hỏi, giúp đỡ tận tình. Tôi luôn được đồng nghiệp tin yêu. Cũng có nhiều lần tôi thất bại, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy. Không vì thế mà tôi nản, tôi quyết mày mò tìm hướng giải quyết ngay từ những thất bại đó, đứng thẳng quyết tâm làm lại từ đầu. Và tôi được như ngày hôm nay cũng chính vì nghị lực vượt qua chính mình đó. Những việc làm tỷ mỷ, cặn kẽ, thân thiện của tôi làm cho mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trở nên gắn bó hơn, từ đó phụ huynh tin tưởng, dễ dàng chia sẻ với nhà trường, giúp đỡ giáo viên khi có những khó khăn. Bài học được tôi rút ra trong quá trình công tác, đó là phải thực sự yêu thương trẻ, tâm huyết với nghề; kiên trì học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, dám nghĩ, dám làm. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp để cùng tiến bộ, ứng xử công bằng với mọi người, biết vận động mọi cấp, mọi người ủng hộ phong trào xây dựng trường lớp; gia đình thông cảm, tạo điều kiện để mình hoàn thành công việc được giao. Tất cả những gì mà tôi đại diện cho tất cả giáo viên vùng sâu đã trình bày không thể nói hết nhiệt huyết của những giáo viên vùng sâu như tôi.Rất mong quý đại biểu, qúy thầy cô đồng cảm! Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu và toàn thể buổi lễ lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công rực rỡ. BÀI THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo! Hôm nay, hòa chung không khí vẻ của buổi hội nghị cán bộ- công chức đầu năm, tôi rất vinh dự được đại diện cho những nhà giáo ở trường Tiểu học Lương Thế Vinh đọc bài tham luận về nâng cao chất lượng giảng dạy. Thay mặt cho tất cả quý thầy cô giáo, kính chúc quý vị đại biểu, quý vị khách quý và toàn thể hội nghị sức khỏe, hạnh phúc và lời chào trân trọng nhất. Kính thưa toàn thể buổi lễ! Trong di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề Bác đặc biệt quan tâm là đào tạo con người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục – nâng cao dân trí gắn với mục tiêu xây dựng đất nước. Bác giao trách nhiệm cho các nhà giáo, cán bộ quản lý về yêu cầu sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo với các tiêu chí cụ thể về con người Việt Nam mới là: Có ý thức và tinh thần làm chủ tập thể, có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, có tinh thần dám nghĩ, dám làm và vươn lên hàng đầu. Thế hệ trẻ không chỉ là thế hệ có nhu cầu hưởng thụ một nền giáo dục tốt hơn, mà căn bản là thế hệ chịu trách nhiệm chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng, trước tiên phải nói đến vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Khi nói về sự tác động của xã hội đến con người, Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Tuy nhiên, để nền giáo dục trở nên toàn diện, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì bên cạnh sự giáo dục của nhà trường, sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình cũng tác động rất lớn. Hiện nay, đa số phụ huynh đều có sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc con em mình. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở các em chú trọng đến việc học, giúp thầy cô giáo và nhà trường giảm bớt áp lực công việc. Nhờ vào sự kết hợp đầy trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình, giữa phụ huynh và thầy cô giáo, sự chăm lo của các ban ngành, đoàn thể địa phương đã đưa chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn, giúp cho trẻ có thêm niềm vui khi đến trường. Bên cạnh vai trò giáo dục của gia đình là đội ngũ nhà giáo tâm huyết với nghề. Giáo viên trường Tiểu học Lương Thế Vinh luôn có quan điểm không những truyền đạt kiến thức mà còn phải dạy bằng cả con tim, bằng cả tấm lòng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách học hỏi sách báo, thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua dự giờ, trao đổi chuyên môn và thậm chí học ngay từ chính học sinh của mình. Cần cù, nhẫn nại không cứng nhắc cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, vận dụng các quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp, hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và chủ động của các em, biết phân nhóm dạy học theo đối tượng học sinh, thúc đẩy động cơ học tập cho học sinh. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, người giáo viên cần tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp động viên, nhắc nhở học sinh kịp thời. Bên cạnh đó, người giáo viên cần tăng cường mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, làm cho mối quan hệ này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực. Kính thưa quý vị! Gia đình là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường về sự phát triển toàn diện của học sinh. Nên bản thân giáo viên phải tuyên truyền vận động cho các gia đình hiểu. Gia đình phải hết sức chăm lo, kiểm soát hành vi, tinh thần thái độ học tập ở nhà, tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập tốt. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập của con em, đảm bảo chặt chẽ các thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô! Bên cạnh sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và phụ huynh thì sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo là động lực lớn lao đối với đội ngũ giáo viên. Để yên tâm công tác các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến chế độ và quyền lợi của giáo viên, nhất là chị em phụ nữ, động viên kịp thời và nhân rộng gương điển hình tiên tiến cho ngành. Những chia sẻ mà tôi đại diện cho tất cả giáo viên trường Tiểu học Lương Thế Vinh đã trình bày không thể nói hết nhiệt huyết của những nhà giáo đứng trên bục giảng nói chung và cá nhân tôi nói riêng. Rất mong quý đại biểu, quý phụ huynh đồng cảm, cùng chung tay gắng sức xây dựng ngôi trường này giàu hơn về tình cảm, sang hơn nữa về tri thức, quý hơn nữa về nguồn nhân lực cho tương lai. Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu và toàn thể buổi lễ lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công rực rỡ.

File đính kèm:

  • docbai tham luan giao vien.doc