Bài tập tình huống tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm

Nội dung tình huống:

 Trong khoa học tâm lí và trong cuộc sống hàng ngày có một số quan niệm về vai trò của các yếu tố đối với sự phát triển tâm lí người (trẻ em) như sau:

 1. Quan niệm thứ nhất cho rằng: sự phát triển tâm lí giống như một người chơi một bàn cờ tướng. Nếu như trên bàn cờ và trong tay người chơi cờ có những quân xe, pháo, mã thì sẽ đánh ván cờ nhanh hơn, thắng dễ hơn và có hiệu quả hơn mà ít mất sức. Còn nếu như trong tay chỉ toàn là quân tốt, dù là tốt qua sông thì ván cờ sẽ rất khó thắng và rất chật vật. Đứa trẻ cũng vậy, nếu khi ra đời với những gen trội thì sự phát triển tâm lí sẽ rất thuận lợi và cuộc đời sẽ gặt được nhanh chóng những thành công trong hoạt động hơn là khi ra đời với những gen lặn, sự phát triển tâm lí sẽ chật vật và vất vả hơn nhiều, hiệu quả hoạt động kém.

 2. Quan niệm thứ hai cho rằng: sự phát triển tâm lí giống như sự nở của một quả trứng. Chất của quả trứng đẻ ra con gà hay con vịt hoàn toàn phụ thuộc vào di truyền sinh học, còn môi trường, dạy học và giáo dục chỉ là yếu tố nhiệt độ thúc đẩy cho việc nở sớm hay muộn, chứ căn bản không quyết định đến đẻ ra con vật gì, đến chất của sự phát triển tâm lí.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 19261 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập tình huống tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c học ngoại ngữ ... như lòng tự trọng, tính hướng ngoại, tính mạo hiểm, sự ức chế, sự lo âu ... 5. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ như giới tính, địa vị xã hội, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, trình độ nhận thức, chiến lược và phương pháp học tập, ham thích cá nhân, sức khoẻ v.v.. (Trích trong t/c Ngôn ngữ, số 12 (159)/2002) Câu hỏi: 1/ Đoạn trích trên đây đã đề cập đến đặc trưng nào của HĐGDNN? 2/ Rút ra các kết luận sư phạm. Tình huống số 11 Đặc trưng của hoạt động giảng dạy ngoại ngữ Nội dung tình huống: Dưới đây là đoạn văn trích từ bài “Học ngoại ngữ: những bí quyết nhỏ giúp bạn thành công lớn” của Xuân Tâm: Tuổi trẻ nước ta thời mở cửa học ngoại ngữ thuận lợi hơn trước đây rất nhiều. Trước hết là trường lớp mở ra khắp nơi với nhiều thầy dạy giỏi, có phương pháp chuyên nghiệp hơn. Tài liệu học ngoại ngữ cũng rất sẵn, đa dạng và phong phú. Ngoài ra, người học còn có đủ các loại băng, đĩa để tập nghe và phát âm cho chuẩn. Sinh viên, học sinh thời nay, ngoài các giờ ngoại ngữ trên lớp, có thể theo các chương trình trên truyền hình, học qua đa phương tiện (multimedia) trên computer hay qua mạng internet. Thêm nữa, môi trường thực hành ngoại ngữ cũng được mở rộng: Chuyện giao tiếp với “tây” để được nghe và nói tiếng “tây” không còn là cơ hội hiếm hoi mà đối với nhiều học sinh, sinh viên, nhất là ở thành phố, nếu muốn có thể thực hiện được hàng ngày. Nhưng, dù có điều kiện thuận lợi mấy đi nữa, học ngoại ngữ (cũng như việc học nói chung) là một quá trình “tự mình”, nghĩa là mình học cho mình, không ai học thay mình được. Thầy giỏi mấy, cũng chỉ là người giúp bạn chứ không thể làm cho bạn giỏi nếu tự bạn không quyết tâm vươn lên giỏi. Các phương tiện hiện đại có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong việc học tập cũng sẽ thành vô dụng nếu bạn không chăm chỉ học hành. Chẳng thế mà không ít các cậu ấm cô chiêu được gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi, theo đủ lớp, học đủ thầy mà nói năng, chữ nghĩa vẫn chẳng đâu vào đâu. Trái lại, có những em, điều kiện không bằng (chứ không phải không có điều kiện), nhưng nhờ nhận thức sâu sắc việc học là tự ở mình, ra sức “văn ôn, võ luyện” nên đã thành công: Nói năng lưu loát, viết lách đàng hoàng, thi đạt điểm cao. (trích trong Tri thức trẻ, số 69 (3/2001, tr. 23-24) Câu hỏi: 1/ Những đoạn trích trên đây đã đề cập đến đặc trưng nào của HĐGDNN? 2/Đoạn trích thứ 2 đã đề cập đến vai trò của yếu tố nào trong việc nắm vững ngoại ngữ? 3/ Rút ra kết luận sư phạm. Tình huống số 12 Về các con đường nắm vững tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài Nội dung tình huống: “Nếu sự phát triển tiếng mẹ đẻ bắt đầu từ chỗ sử dụng lời nói một cách tự do, không cần chuẩn bị và kết thúc ở chỗ ý thức được các dạng lời nói và nắm được các dạng đó, thì sự phát triển ngoại ngữ bắt đầu từ chỗ ý thức ngôn ngữ và nắm ngôn ngữ một cách có ý thức và kết thúc ở chỗ nắm được lời nói tự do không cần chuẩn bị. Hai con đường này diễn ra trái ngược nhau”. Giữa hai con đường đó có sự phụ thuộc lẫn nhau: “việc lĩnh hội ngoại ngữ một cách có ý thức và có chủ định rõ ràng là dựa vào một trình độ nhất định trong sự phát triển tiếng mẹ đẻ và ngược lại – việc lĩnh hội ngoại ngữ đi lại con đường nắm các dạng bậc cao của tiếng mẹ đẻ” (L.X.Vưgôtxki. 1956). (trích trong Phương pháp dạy tiếng Nga cho người nước ngoài, do A.A.Lêonchiev chủ biên. 1984, tr. 17). Câu hỏi: 1/ Hãy chỉ ra 1 cách khái quát các con đường nắm vững tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. 2/ Rút ra các kết luận sư phạm. Tình huống số 13 Em bé nói tiếng Anh Nội dung tình huống: ... Sáng hôm ấy, thầy hiệu trưởng giới thiệu cậu học sinh mới ở trường: - Đây là Mi-y-a-gia-ki. Em sinh ra và lớn lên ở Mĩ, nên không nói thạo tiếng Nhật... Thầy hiệu trưởng cười và nói tiếp: - Thầy nói là bạn ấy không thạo tiếng Nhật, nhưng rất giỏi tiếng Anh. Đề nghị bạn ấy dạy các em một ít tiếng Anh... Hôm sau, Mi-y-a-gia-ki mang đến trường một quyển sách tranh to của nước Anh... Mi-y-a-gia-ki đọc phần viết bằng tiếng Anh cho các bạn. Tiếng Anh đọc nghe thánh thót nhẹ nhàng ai nghe cũng thích. Rồi lại bắt đầu vật lộn với tiếng Nhật... Cậu ta bắt đầu đọc. - A-ka-chan là em bé. Cả nhóm nhắc lại theo cậu ta: - A-ka-chan là em bé. Sau đó, Mi-y-a-gia-ki nói: - Ut-su-Ku-si là đẹp, nhấn mạnh âm “KU” và bỏ âm cuối “i”. Các bạn khác nhắc lại: - Ut-su-ku-SHII là đẹp. Lúc ấy Mi-y-a-gia-ki nhận ra rằng mình phát âm tiếng Nhật sai: - Đọc là Ut-su-ku-SHII. Đúng không? Mi-y-a-gia-ki và các bạn chẳng bao lâu sau đã quen thân nhau. Ngày nào cậu ta cũng mang sách mới đến Tô-mô-e và đọc cho các bạn nghe vào lúc ăn trưa. Cứ như thế Mi-y-a-gia-ki đã trở thành giáo viên phụ đạo tiếng Anh. Đồng thời, về tiếng Nhật cậu ta cũng tiến bộ rất nhanh... (trích trong “Tôt-tô-chan cô bé bên cửa sổ”. NXB VH, 2002, tr. 244- 247) Câu hỏi: 1/ Việc học tiếng mẹ đẻ (tiếng Nhật) của Mi-y-a-gia-ki trong tình huống trên diễn ra ở môi trường nào? và theo con đường nào? Tại sao? 2/ Việc nắm vững tiếng mẹ đẻ (tiếng Nhật) và tiếng nước ngoài (tiếng Anh) của Mi-y-a-gia-ki có giống như việc học các thứ tiếng đó của các bạn của em ở trường Tô-mô-e không? Tại sao? 3/ Rút ra các kết luận sư phạm. Tình huống số 14 Qui luật của quá trình nắm vững ngoại ngữ Nội dung tình huống: ... do có những điều khác biệt ..., tiếng Anh có một cái giọng rất riêng - giọng Anh - mà ta dễ nhận thấy, nhưng khó mà bắt chước thật giống được. Nếu từ khi lọt lòng, dù là người Việt, nhưng được sống trong môi trường Anh, xung quanh toàn là người Anh, được họ dạy bảo, được giao tiếp với họ hàng ngày, thì ta có thể nói được tiếng Anh như giọng Anh. Còn nếu đã lớn như một học sinh rồi mới bắt đầu học tiếng Anh thì ta không thể nào nói được tiếng Anh như người Anh chính gốc được. Tại sao vậy? Vì ở tuổi học sinh, mọi thói quen với tiếng Việt đã được ổn định, khó mà phá vỡ, nên dù có khổ công luyện đến mấy, trừ những trường hợp đặc biệt, ta cùng không thể đạt được. Cho nên ta phải chấp nhận một thứ ngữ âm lơ lớ giọng Anh. Tuy vậy, ta cũng có thể tự hào rằng, do đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt, nên người Việt nói tiếng Anh nhìn chung còn "khá" hơn nhiều người thuộc các dân tộc khác. Cái thứ "tiếng Anh Việt Nam" xem ra cũng tương đối dễ nghe hơn là "tiếng Anh Nhật Bản", "tiếng Anh Ấn Độ"... (trích trong t/c Ngôn ngữ & đời sống, số 8 (34)-1998, tr. 20). Câu hỏi: 1/ Đoạn trích trên đây của Dương Kì Đức đã đề cập đến qui luật nào của quá trình nắm vững ngoại ngữ? Trình bày nội dung qui luật đó. 2/ Rút ra các kết luận sư phạm. Tình huống số 15 Qui luật của quá trình nắm vững ngoại ngữ Nội dung tình huống: Dưới đây là một số đoạn trích về việc dạy và học tiếng Việt Nam thông qua cuộc gặp gỡ giữa phóng viên TTXVN tại LB Nga với giáo viên và sinh viên năm thứ 3 học tiếng Việt ở khoa Quan hệ quốc tế của trường Quan hệ quốc tế Matxcơva - MGIMO (Nga): 1/ ... mặc dù hầu như chẳng biết biết gì về Việt Nam. Tuy nhiên, sau 3 năm học, Xasa đã rất cố gắng và em gần như hiểu hết những bài báo về Việt Nam mà cô giáo giao cho các em đọc trong giờ học ... 2/ Tiếp xúc với chị, nghe chị nói tiếng Việt một cách lưu loát, nếu không có mái tóc vàng với đôi mắt màu xanh lơ, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ chị thực sự là một phụ nữ Á Đông với tính cách dịu dàng, nhẹ nhàng và dễ mến. (Trích trong bài "Tiếng Việt và những nhà ngoại giao tương lai của Nga" trên báo Tin tức cuối tuần, số 45 (254), từ ngày 5-12/11/2003). Câu hỏi: 1/ Hai đoạn trích trên đây đã đề cập đến qui luật nào của quá trình nắm vững ngoại ngữ? Hãy chỉ ra tên của qui luật đó và hãy nói rõ hơn về nội dung của qui luật đó ở trong từng đoạn trích. 2/ Ý nghĩa sư phạm được rút ra từ nội dung của các qui luật trên là gì? Tình huống số 16 Học ngoại ngữ: những bí quyết nhỏ giúp bạn thành công lớn Nội dung tình huống: Dưới đây là 8 bí quyết trong việc học ngoại ngữ của Trung tâm các kĩ năng học tập “Learning Skillss Center” thuộc trường ĐH Texas ở Austin (Hoa Kì): 1/ Hãy học hàng ngày: Học ngoại ngữ khác với các môn học khác. Học ngoại ngữ là một công việc tích luỹ, phải thực hiện hàng ngày. Bạn không thể ngừng học ngay cả vào những ngày nghỉ cuối tuần. Hãy tự học 1 đến 2 giờ cho 1 giờ học ở lớp, nếu bạn muốn đạt kết quả cao. 2/ Phân bố thời gian học của bạn thành nhiều giai đoạn 30 phút trong ngày. Mỗi thời điểm tập trung vào một nhiệm vụ nhất định: từ vựng, ngữ pháp, hội thoại v.v... Khoảng 80% thời gian học của bạn dành cho học thuộc lòng và thực hành... 3/ Theo lớp đều dặn không vắng buổi nào ngay cả khi vì lí do nào đó bạn không chuẩn bị được tốt. Giờ ở lớp là cơ hội đầu tiên để thực hành. Nên học ngữ pháp và từ vựng ngoài giờ ở lớp để có thể tận dụng tốt nhất giờ ở lớp... 4/ Cảm thấy thoải mái khi ngồi trong lớp ngoại ngữ... Tiếp xúc với thầy giáo trong buổi học để nói rõ mục đích học ngoại ngữ ... 5/ Quan tâm đến ngữ pháp. Ngữ pháp là bộ xương của một ngôn ngữ, là cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ vì vậy bạn phải học nó nếu muốn nắm vững một ngoại ngữ. So sánh các cấu trúc ngữ pháp mới của thứ ngoại ngữ bạn học với những cấu trúc tương đương trong tiếng mẹ đẻ. 6/ Thực hành đầy đủ tất cả các bài tập trắc nghiệm. Làm đúng cái mà trắc nghiệm yêu cầu. Nếu bài tập yêu cầu viết bạn hãy viết, kể cả đánh vần và đọc ra. Nếu bài tập yêu cầu nghe, bạn hãy thực hành nghe. Hãy đưa ra những câu hỏi thực hành; tự bạn đặt ra những câu hỏi trắc nghiệm. Bạn hãy sáng tạo những biến thể về các mẫu câu, cách diễn đạt v.v... Phải học quá lên (over – learn): Học vượt trên mức nhận biết để làm chủ ngoại ngữ. 7/ Phát triển một cách hành xử đúng. Hãy đề ra những mục đích cụ thể của bạn khiến bạn muốn học ngoại ngữ. Hãy vứt bỏ tư tưởng cầu toàn trước khi vào lớp... 8/ Hãy nhờ giúp đỡ khi bạn cần. Trao đổi với thầy. Hình thành nhóm học tập... Dùng các dịch vụ trợ giúp... (trích trong Tri thức trẻ, số 69, tháng 3/2001, tr. 24). Câu hỏi: Theo bạn các bí quyết (kết luận sư phạm) trên đây được rút ra chủ yếu là từ nội dung của những qui luật nào của quá trình nắm vững ngoại ngữ? Cho biết tên của những qui luật đó.

File đính kèm:

  • docBai tap tinh huong TLHLT TLHSP.doc
Giáo án liên quan