Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 30

 

I. Mục tiêu:

- HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma - gien- lăng và đoàn thám hiểm.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

* ý nghĩa nội dung: Chuyện ca ngợi Ma - gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hình thành sứ mạng lịch sử; Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

II. Hoạt động dạy - học .

HĐ1: Giới thiệu bài.

HĐ2: HD luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc: HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn (2 lần2)

- HD đọc đúng các tên riêng nước ngoài có trong bài: (Xê X- vi-la, tây -ban-nha, ma-gien - lăng; Ma- tan. Đọc đúng các c số ngày tháng năm.

- Giải nghĩa các từ ngữ (SGK).

 

doc18 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ, giữ gìn môi trường trong sạch. * ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu: ? Em đã nhận được những gì từ môi trường? => HS nêu ý kiến. Gv bổ sung. Kết luận: (SGV). HĐ2: Thảo luận nhóm thông tin (SGK). - HS đọc thông tin (SGK)- Thảo luận về các thông tin nêu ở SGK. * HS trình bày kết quả: Lớp nhận xét - Gv bổ sung kết luận ( SGV). HĐ : HS làm BT1 (SGK).( Bày tỏ ý kiến đánh giá). * HS nêu kết quả: Gọi một số HS khác giải thích, Gv nhận xét bổ sung. => Rút ra bài học (SGK). HS nhắc lại. HĐ4: Liên hệ thực tế. III. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2007 Thể dục MÔN THể THAO Tự CHọN - trò chơi " kiệu người" I. Mục tiêu : - Ôn một số nội dung của môn tự chọn. - Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Tổ chức trò chơi : " Kiệu người ". Y/c biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi, nhưng đảm bảo an toàn. II. Hoạt động dạy - học . 1. Phần mở đầu - HS ra sân tập hợp. GV nêu y /c nội dung tiết học. - Khởi động tay, chân. - Ôn bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: - Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau. - Gv gọi lần lượt mỗi nhóm 2 em lên thực hiện. ( Gọi một số em đếm số lần bạn nhảy được). - Tổ chức trò chơi : " Kiệu người" 3. Kết thúc: Động tác hồi tĩnh. Nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Tập làm văn LUYệN TậP QUAN SáT CON VậT. I. Mục tiêu : - Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả. - Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong (SGK). - Tranh con chó, mèo cở to. III. Hoạt động dạy - học . 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy học bài mới. - Gv nêu y /c nội dung tiết học. - HD HS quan sát. BT1,2: HS đọc nội dung bài tập trả lời các câu hỏi. - Những bộ phận được quan sát và miêu tả. - Gv dán lên bảng tờ giấy đã viết bài: Đàn ngan mới nở, HD HS xác định các bộ phận của đàn ngan được quan sát và miêu tả (Bộ lông, đôi mắt, cái mở, cái đầu, hai cái chân) - Những câu miêu tả em cho là hay ( HS trả lời) BT3: - HS đọc y /c của bài. - Gv kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động con mèo, con chó đã học ở tiết trước). - Gv ghi vắn tắt kết quả quan sát được của HS. Gv khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng. BT4: HS đọc y /c của bài. Gv nhắc HS chú ý y /c của đề. HD HS nhớ lại kết quả em đã quan sát. - HS làm bài cá nhân, tiếp nối nhau phát biểu - Miêu tả hoạt động con vật dự trên kết quả đã quan sát. Gv nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả sinh động hoạt động con vật. 3. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Toán ứng dụng tỷ lệ bản đồ ( tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: Từ độ dài thật và tỷ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ. II. Hoạt động dạy - học . 1. Giới thiệu bài toán 1: - Gv cho HS tự tìm hiểu đề toán: Độ dài thật là bao nhiêu mét? ( 20 mét). ? Trên bản đồ có tỷ lệ nào? ( 1: 500 ). Phải tính độ dài nào? ( Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ ). ? Theo đơn vị nào ( cm) HD cách giải: 20 m = 2000cm. Khoảng cách AB trên bản đồ là : 2000 : 500 = 4 ( cm). Đáp số : 4 cm. 2. Giới thiệu bài toán 2: HD tương tự như giới thiệu bài toán 1. Lưu ý : Đổi 41 km bằng 41 000 000 mm. 3. Thực hành : HS nêu y/c từng bài tập. Gv giải thích cách giải. - HS làm bài tập - Gv theo dõi. - Kiểm tra, chấm bài một số em. Nhận xét. - Chữa bài tập. 4. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Luyện từ và câu CÂU CảM. I. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. - Biết đặt và sử dụng câu cảm. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học HĐ1: Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học. HĐ2: Phần nhận xét. - 2 HS nối tiếp nhau đọc các y /c BT1,2, 3. - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt các câu hỏi. - Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. Kết luận: Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: i, chao, trời, quá, lắm, thật... - Cho HS đọc phần ghi nhớ (SGK). HĐ 3: Luyện tập. - HD HS làm BT (Vở BTV). * Kiểm tra, chấm bài, nhận xét. * Chữa bài. IV. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Buổi chiều: Khoa học NHU CầU KHÔNG KHí CủA THựC VậT. I. Mục tiêu: Giúp HS biết : - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật và ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu về nước sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp. ? Không khí có những thành phần nào? * HS quan sát hình1,2 (SGK): Tìm hiểu: ? Trong quang hợp, thực vật hút khí gì? thải khí gì? ? Quá trình quang hợp xẩy ra khi nào? ? Khi hô hấp, thực vật hút khí gì? Thải khí gì? => HS nêu kết quả: Lớp nhận xét => Gv kết luận ( SGV). HĐ2: Tìm hiểu: Nhu cầu không khí của thực vật. ? Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều đó? (Gv giải thích và kết luận ( SGV). III. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Luyện tiếng Việt Luyện tập câu cảm. I.Mục tiêu : Củng cố luyện tập về cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. - Giúp HS biết đặt và sử dụng câu cảm. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y /c nội dung tiết ôn luyện. 2. HD HS ôn luyện. HĐ1: Củng cố kiến thức: ? Câu như thế nào gọi là câu cảm?( Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng thán phục, đau xót, ngạc nhiên của người nói ). ? Trong câu cảm thường có các từ ngữ nào? ( Ôi, chao, chà, trời, quá, lắm ). ? Khi viết cuối câu cảm thường có dấu gì ? ( ! ) HĐ2: Luyện tập. - Cho HS hoàn thành bài tập( Vở BT) - Gv theo dõi chữa bài. Bài luyện thêm: Bài 1: Gạch dưới câu cảm trong đoạn văn sau: Người thợ gốm bán ngựa cho người thợ da. Vừa nhìn thấy trong sân nhà người thợ da những bộ da ngựa, ngựa ta liền rống lên: - Ôi cái đời tôi thật là khốn khổ! Bài 2: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm: a. Cành hoa phong lan này đẹp. b. Gió thổi mạnh. HD giải: Ôi cành hoa phong lan này đẹp thật! Cành hoa phong lan này đẹp tuyệt vời! Ôi gió thổi mạnh quá! HS làm bài vào vở ô li- Gv theo dõi chấm. III. Củng cố - nhận xét - dặn dò. ------------000------------- Hoạt động ngoài giờ lên lớp. ( Sinh hoạt đội sao) --------------000-------------- Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2007 Tập làm văn ĐIềN VàO GIấY Tờ IN SẵN. I. Mục tiêu: Giúp HS biết: Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn ( Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng ). - Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. II. Hoạt động dạy - học. 1. Giới thiệu nội dung tiết học. 2. HD làm BT. - HS đọc y /c của BT1. Giải thích từ ngữ: ( Mục nội dung) - HD HS điền đúng nội dung vào ô trống trong mỗi mục. * Giải thích: BT nêu tình huống giả định ( Em và mẹ em đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác). ( HD HS cách ghi từng mục: SGV). - HS tự điền vào Vở BT. * HS nối tiếp nhau đọc tờ khai - Lớp và Gv nhận xét (Mẫu SGV). BT2: HS đọc y /c BT. - Lớp trao đổi - suy nghĩ trả lời câu hỏi (SGK). - Lớp nhận xét. - Gv bổ sung kết luận (SGV). 3. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Toán THựC HàNH I. Mục tiêu : Giúp HS: - Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng ( Khoảng cách giữa 2 điểm ) trong thực tế bằng thước dây. - Biết xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất (Bằng cách gióng thẳng hàng các co tiêu). II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: HD Thực hành tại lớp: - HD HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như (SGK). HĐ2: Thực hành: ( HD HS thực hành đo theo tổ). 1. Đo độ dài giữa 2 điểm cho trước ( Đo bảng lớp, đo chiều dài và chiều rộng phòng học, đo độ dài 2 cây ở sân trường.....) - Cử một số HS ghi kết quả đo được (SGK). 2. Tập ước lượng độ dài. (HS bước một bước chân đo xem được bao nhiêu. Sau đó HS ước lượng 20 bước chân, 50 bước chân dài?) 3. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Sinh hoạt tập thể SINH HOạT LớP 1. Gv nhận xét đánh giá mọi hoạt động trong tuần qua. - Các hoạt động và nề nếp được giữ vững và phát huy tốt. - Trong giờ học HS hăng say phát biểu. * Các tồn lại: Trực nhật còn một hôm chưa sạch. - Một số em chưa tập trung học bài: (Thắng, Trường Sơn, Đạt ). 2. Kế hoạch tuần tới: -Ô n tập tốt để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. - Duy trì nề nếp tốt. - Làm tốt công tác vệ sinh lớp, trường. --------------000-------------- Buổi chiều: Luyện toán luyện tập kiến thức (tuần 30) I. Mục tiêu : Luyện tập củng cố cho HS : Từ độ dài thật và tỷ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ. - Biết xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất. - Biết cách vẽ bản đồ, một đoạn thẳng AB thu nhỏ. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học 2. HD luyện tập. HĐ1: Củng cố lý thuyết. ? Khi người ta ghi dưới bản đồ tỷ lệ: 1: 500 có nghĩa là gì? ( Bản đồ thu nhỏ 500 lần). HĐ2: Luyện tập . a. HS hoàn thành BT (SGK tiết 149 ). - Gv theo dõi HD. Bài luyện tập thêm: BT1: Trên bản đồ tỷ lệ: 1 : 1 000 000, quảng đường Hà Nội - Lạng Sơn đo được 169mm. Tìm độ dài thật của quảng đường Hà Nội - Lạng Sơn. BT2: Quảng đường TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 175km. Trên bản đồ tỷ lệ: 1 : 1 000 000,ổtên bản đồ quảng đường đó dài bao nhiêu mm? HS làm bài vào vở ô ly - Gv theo dõi , chấm một số bài. 3. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Hướng dẫn tự học LUYệN VIếT: trăng ơi ...từ đâu đến ? I. Mục tiêu : - HS nhớ viết viết đúng chính tả bài: Trăng ơi ...từ đâu đến? - Viết đúng các tiếng khó: Trăng tròn như mắt cá; II. Hoạt động dạy - học . 1. Giới thiệu bài viết: 2. HD HS nhớ viết. Một HS đọc thuộc lòng toàn bài, cả lớp theo dõi. - HS đọc thầm lại bài để ghi nhớ. Gv nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ. Đầu dòng phải viết hoa. - HS gấp sách giáo khoa, nhớ lại và tự viết bài. - HS viết xong đổi vở chéo cho nhau kiểm tra lỗi. 3. Nhận xét - dặn dò. --------------000--------------

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc
Giáo án liên quan