Bài kiểm tra khảo sát học sinh giỏi Môn:Tiếng Việt - Lớp 3 Năm học 2009 - 2010

 Con Nâu đứng lại, cả đàn đứng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra; nom nó ăn đến ngon lành. Con hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác.

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra khảo sát học sinh giỏi Môn:Tiếng Việt - Lớp 3 Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Kiểm Tra Khảo Sát HSG Môn:Tiếng Việt - Lớp 3 Điểm Năm học 2009 - 2010 Họ và tên:.......................................................... Lớp:.................................................................... Thời gian làm bài : (60 phút) Trắc nghiệm Đọc thầm bài Cỏ non và chọn câu trả lời đúng để điền vào bài thi. Con Nâu đứng lại, cả đàn đứng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra; nom nó ăn đến ngon lành. Con hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác. Câu1. Đoạn văn trên tả cảnh gì? Tả đồi cỏ non Tả cảnh anh Nhẫn chăn bò trên đồi cỏ non. Tả cảnh đàn bò đang ăn cỏ. Câu2: Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nhân hoá. So sánh. Nhân hoá và so sánh. Câu3. Trong câu : Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Thuộc mẫu câu nào? Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì? Câu4. Trong câu: “ Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác”. Tác giả đã nhân hoá bằng cách nào? Dùng từ chỉ người để gọi cho con vật. Dùng từ chỉ đặc điểm của người để nói cho con vật. Cả hai cách trên. Câu5. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh, viết hình ảnh đó vào bài thi. Một hình ảnh Hai hình ảnh. Ba hình ảnh. II. Tự luận Câu1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Khi nào”? trong đoạn văn sau: Đầu hè năm ngoái, chị Dung và tôi trồng hai cây mướp. Một cây ở bờ ao. Một cây ở gốc mít. Sáng nào chị em tôi cũng ra tưới cho mầm cây và chờ nó lớ. Sao mà nó chậm lớn thế ! Mấy cái lá mảnh mai màu men sứ.ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt dàn. Câu2 : Gạch dưới từ ngữ chỉ SV, HĐ, Đ Đ trong câu sau. Chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mổt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Câu3 : Đọc khổ thơ sau : Sáng đầu thu trong xanh Em mặc quần áo mới Đi đón ngày khai trường Vui như là đi hội Gặp bạn cười hớn hở Đứa tay bắt mặt mừng Đứa ôm vai bá cổ Cặp sách đùa trên lưng. Nêu cảm nhận của em qua đoạn thơ trên. Câu4 : Em đã từng chăm sóc cho hoa, cho cây. Em hãy kể việc làm đó của em.

File đính kèm:

  • docKhao sat HSG TV 3.doc
Giáo án liên quan