Bài giảng Toán ôn tập các số đến 100 000

Giúp học sinh ôn tập về: Cách đọc, viết các số đến 100 000. Phân tích cấu tạo số, cách tính chu vi của một hình.

 - Học sinh hệ thống kiến thức và giải bài tập thành thạo.

 

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Toán ôn tập các số đến 100 000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị trí địa lý, hình dáng của nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc. - Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý. - Hiểu về lịch sử và địa lý Việt Nam II. Đồ dùng - dụng cụ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bàn đồ hành chính VN, ảnh về sinh hoạt của 1 số dân tộc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài: Bài mới: 1. Hoạt đông 1: làm việc cả lớp. Giáo viên giới thiệu vị trí của đất nuớc ta và các cư dân ở mỗi vùng Học sinh trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh, thành phố em đang sống. 2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở 1 vùng. Học sinh quan sát tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó. Giáo viên kết luận: Mỗi dân tộc ở VN đều có nét văn hoá riêng song đều có chung líchử và Tổ quốc Học sinh nghe 3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Hỏi: Ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó? Học sinh nối tiếp nhau kể - lớp nhận xét Giáo viên kết luận 4. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh kể chuyện Sự tích Hồ Ba Bể I. Mục tiêu: - Biết dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Thể hiện lời kể tự nhiên, biết phối hợp điệu bộ, giọng kể cho phù hợp. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. II. đồ dùng: Các tranh ảnh về Hồ Ba Bể III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Bài mới: 2. Giáo viên kể chuyện. Kể lần 1: thong thả, rõ ràng nhanh ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội, khoan thai ở đoạn kết. Học sinh nghe. Vừa kể vừa chỉ vào tranh phóng to. Học sinh quan sát và lắng nghe và giải nghĩa từ : cầu phúc, giao long, bà goá, làm việc thiện, bâng quơ Hỏi: Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? Học sinh nối tiếp trả lời - nhận xét Mọi người đối xử với bà ra sao? Ai đã cho bà cụ ăn và ngủ? Chuyện gì xảy ra trong đêm Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì? Lụt lội xảy ra. Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào? 3. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn Chia nhóm yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi để tìm hiểu nội dung từng đoạn. Học sinh quan sát tranh và lần lượt từng em kể từng đoạn, 1 học sinh kể - 1 học sinh nhận xét. Cho học sinh kể trước lớp Các nhóm cử dại diện mỗi nhóm kể nội dung 1 tranh - nhận xét Yêu cầu học sinh nhận xét. 4. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện Cho học sinh thi kể trước lớp. 2 - 3 học sinh kể toàn bộ câu chuyện. Cho học sinh nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất - cho điểm Nhận xét 5 . Củng cố - dặn dò. Câu chuyện cho em biết điều gì? Theo em ngoài giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào khác không? Dặn dò học sinh về kể lại câu chuyện. Kỹ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiết 1) I. Mục tiêu: - Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục học sinh ý thức thực hiện an toàn lao động. II. đồ dùng: Một số sản phẩm may, khâu, thêu, khung thêu. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng sách vở của học sinh. 2. Bài mới: a) Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số vật liệu, vật dụng cắt, khâu thêu. Yêu cầu học sinh kể tên 1 số vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu mà em biết. Học sinh tự liên hệ và kể. Cho học sinh nêu đặc điểm của từng vật liệu và dụng cụ vừa kể. Học sinh nêu. Lớp nhận xét bổ sung. Cho học sinh nêu tác dụng của chúng. Học sinh nêu - 1 học sinh đọc SGK b) Hoạt động 2: Cách bảo quản Yêu cầu học sinh thảo luận về cách bảo quản các vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu. Học sinh thảo luận theo cặp đôi. Đại diện 1 số học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh . 3. Củng cố dặn dò. Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ của học sinh . Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008 toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Luyện tập tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ, làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. - Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức. II. đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh chữa bài 5 . - Lớp nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: treo bảng phụ có chép bài 1(a) Học sinh đọc thầm - Phần(a)yêu cầu tính giá trị biểu thức nào? Biểu thức 6 x a Cho HS nêu cách tính Học sinh quan sát mẫu, tự nêu cách làm với a = 7, a = 10 Cho HS làm tiếp b, c, d Học sinh làm VBT - đọc kết quả Bài 2: Cho HS đọc đề bài 1 học sinh đọc Gọi học sinh lên bảng, lớp làm VBT Giáo viên chốt Kết quả: a) 56 , b) 123, c)137, d) 74. 4 học sinh lên bảng làm - lớp làm VBT - Nhận xét bài 4 bạn làm và nêu thứ tự thực hiện phép tính. Bài 3: Treo bảng phụ - học sinh đọc yêu cầu Giáo viên chấm - nhận xét - Nêu yêu cầu, kẻ bảng và đọc các biểu thức ở bảng và các giá trị của biểu thức. Bài 4: Giáo viên vẽ hình vuông có độ dài cạnh là a. Nhấn mạnh cách tính chu vi hình vuông và cách trình bày. - Học sinh giỏi xây dựng công thức tính chu vi (P) hình vuông. - HS TB, yếu đọc lại công thức P = a x 4. - Học sinh tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a là: 3cm, 3dm, 8m. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Nhân vật trong chuyện I. Mục tiêu: - Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của kể chuyện. Nhân vật trong chuyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân cách hoá. - Biết được tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - Xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện.. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh Trả lời: Bài văn văn kể chuyện khác bài văn không như thế nào? Học sinh trả lời, lớp nhận xét Gọi 2 học sinh kể lại chuyện đã giao tiết trước Lớp nhận xét đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: Học sinh nghe, ghi đầu bài b) Nhận xét Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu Các em vừa học câu chuyện nào Học sinh trả lời: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể Cho học sinh hoạt động nhóm 2 Làm việc trong nhóm và dán kết quả của nhóm mình. Cho nhóm khác nhận xét bổ sung để có câu lời giải đúng 1 học sinh đọc kết quả đúng Hỏi: Nhân vật trong chuyện có thể là ai? Có thể là người, con vật ... Giáo viên tiểu kết. Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu, cho học sinh thảo luận nhóm 4. 1 học sinh đọc đầu bài, thảo luận: + Dế mèn là nhân vật như thế nào ? + Qua truyện “Hồ Ba Bể” mẹ con bà nông dân có đặc điểm gì nổi bật về tính cách ? Gọi các nhóm trả lời. Các nhóm trả lời - nhận xét Hỏi: Để có nhận xét về tính cách nhân vật ta dựa vào đâu ? Cho học sinh đọc ghi nhớ. Dựa vào lời nói, hành động, suy nghĩ 2 học sinh đọc, 1 học sinh đọc thuộc. c) Luyện tập Bài 1: Gọi học sinh đọc nội dung. 1 học sinh đọc to - lớp đọc thầm. Giáo viên hỏi: câu chuyện “Ba anh em” có nhân vật nào ? Học sinh trả lời - nhận xét Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau ? Tuy giống nhau về hành hình thức nhưng tính cách khác nhau. Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào ? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy ? Học sinh trả lời rút ra nhận xét: Căn cứ vào hành động của anh em mà đưa ra nhận xét Giáo viên kết luận Bài 2: (nhóm 2) Cho học sinh đọc nội dung Học sinh đọc to. Cho học sinh trao đổi, tranh luận về các sự việc có thể diễn ra. - Học sinh trao đổi tranh luận về các sự việc diễn ra theo 2 hướng ( SGK ) Cho học sinh khá giỏi kể - giáo viên nhận xét Học sinh thi kể - cả lớp nhận xét cách kể của từng người. 3. Củng cố dặn dò. Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong các chuyện mà em đã được đọc, được nghe? Cho học sinh đọc ghi nhớ, nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh biết quan tâm tới người khác. lịch sử Bài: môn lịch sử và địa lý I - Mục tiêu: - Nắm được vị trí địa lý và hình dáng của nước ta. - Biết trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - Nắm được một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý. II đồ dùng: - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam II - Các hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh Hs tự kiểm tra 2. Bài mới * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Gv giới thiệu vị trí của đất nước ta Hs trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em sống. * Hoạt động 2: nhóm Gv phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng Hs tìm hiểu hoặc và mô tả bức tranh ảnh đó. Các nhóm làm việc ,sau đó trình bày trước lớp. Gv kết luận Học sinh nhắc lại. * Hoạt động 3: GV đặt vấn đề: Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó ? - Học sinh kể lớp nhận xét Giáo viên kết luận. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh cách đọc. Học sinh đọc 3. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. sinh hoạt Kiểm điểm nền nếp tuần 1 – phương hướng tuần 2 I. ổn định tổ chức vui văn nghệ. II. Nội dung sinh hoạt. 1. Lớp trưởng điều hành: - Báo cáo kết quả hoạt động trong tuần 1. - ý kiến đóng góp của các tổ và các thành viên trong lớp. 2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung - Nhắc nhở 1 số nội quy lớp học. - Nhận xét các hoạt động trong tuần. Một số tồn tại : - Vẫn còn hiện tượng nói tục, chửi bậy. - Một số học sinh chưa tự giác học bài cũ. - Trực nhật lớp chưa đều. - Chữ viết chưa đẹp , còn chưa cẩn thận khi viết. 3. Phương hướng tuần 2. - Tiếp tục duy trì các nền nếp . - Rèn luyện ý thức tự giác học tập , rèn chữ viết. - Tích cực lao động vệ sinh, trực nhật lớp. - Tự giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ. _________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 1.doc