Bài giảng Tiết 71, 72 - Tuần 36: Ôn tập học kì II

Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã được học trong học kỳ II.

1.2/ Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác đã học ở HKII.

1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

2.1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập, các bài tập.

2.2 Chuẩn bị của HS: Ôn lại các kiến thức đã học.

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 71, 72 - Tuần 36: Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ II Ngày soạn: 25/04/2013 Tiết theo PPCT: 71-62 Tuần: 36 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã được học trong học kỳ II. 1.2/ Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác đã học ở HKII.. 1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị: 2.1 Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập, các bài tập. 2.2 Chuẩn bị của HS: Ôn lại các kiến thức đã học. 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Lí thuyết. A. LÍ THUYẾT: * Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu. 1. Nêu các bước tạo màu nền cho trang chiếu. 2. Cho biết một số khả năng định dạng nội văn bản trên trang chiếu. 3. Nêu các bước tạo mẫu bài trình chiếu. 4. Nêu các bước tạo bài trình chiếu. * Bài 11: Thêm hình ảnh vào trang chiếu. 1. Nêu các bước chèn hình ảnh vào trang chiếu. * Bài 12: Tạo các hiệu ứng động. 1. Hiệu ứng động của bài trình chiếu là gì? 2. Nêu các bước đặt hiệu ứng chuyển các trang chiếu. 3. Nêu các bước tạo hiệu ứng động cho đối tượng. 4. Nêu một số điểm cần tránh khi tạo bài trình chiếu. * Bài 13: Thông tin đa phương tiện. 1. Đa phương tiện là gì? 2. Đa phương tiện có ưu điểm gì? 3. Cho biết các thành phần của đa phương tiện. 4. Cho biết những ứng dụng của đa phương tiện. * Bài 14: Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF. 1. Nguyên tắc tạo ảnh động là gì? 2. Nêu các bước tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF. * Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu. 1. Các thao tác tạo màu nền cho trang chiếu: - B1: Chọn trang chiếu trong ngăn bên trái (ngăn Slide). - B2: Chọn lệnh Format ® Background. - B3: Nháy mũi tên và chọn màu thích hợp. - B4: Nháy nút Apply trên hộp thoại. 2. Một số khả năng định dạng nội dung văn bản gồm: + Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ. + Căn lề (căn trái, căn phải, căn giữa trong khung chứa). + Tạo các danh sách dạng liệt kê. - Thao tác định dạng + Chọn phần văn bản cần định dạng. + Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng (formatting). 3. Các bước thực hiện: - B1: Nháy nút Design trên thanh công cụ. - B2: Nháy nút mũi tên bên phải mẫu. - B3: Nháy Apply to Selected Slides để áp dụng mẫu cho các trang chiếu đã chọn hoặc Apply to All Slides để áp dụng cho mọi trang chiếu. 4. Các bước tạo bài trình chiếu: a) Chuẩn bị nội dung cho bài trình chiếu. b) Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu. c) Nhập và định dạng nội dung văn bản. d) Thêm các hình ảnh minh họa. e) Tạo các hiệu ứng động. f) Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu. * Bài 11: Thêm hình ảnh vào trang chiếu. Các bước chèn hình ảnh: - B1: Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào. - B2: Chọn lệnh Insert ®Picture®From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện - B3: Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in. - B4: Nháy chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy Insert. * Bài 12: Tạo các hiệu ứng động. 1. Các hiệu ứng chuyển trang chiếu, hiệu ứng động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, âm thanh,.) trên trang chiếu gọi là hiệu ứng động của bài trình chiếu. 2. Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau: - B1 : Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng. - B2: Mở bảng chọn Slide Show và nháy Slide Transition. - B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn xuất hiện sau đó ở bên phải cửa sổ. 3. Các bước thực hiện: - B1: Chọn các trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động có sẵn. - B2: Mở bảng chọn Slide Show và nháy Animation Schemes. - B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ. 4. Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh: - Các lỗi chính tả; - Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ; - Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu; - Màu nền và màu chữ khó phân biệt. * Bài 13: Thông tin đa phương tiện. 1. Đa phương tiện (Multimedia) là thông tin kết hợp từ nhiều dạng và được thể hiện một cách đồng thời. 2. Đa phương tiện có những ưu điểm: - Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn. - Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn. - Đa phương tiện thích hợp với việc sử dụng máy tính. - Đa phương tiện phù hợp cho việc giải trí và dạy học. 3. Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện : a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau. b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện. c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó. d) Ảnh động: là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn. e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên. 4. Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: a. Trong nhà trường. b. Trong khoa học. c. Trong Y tế. d. Trong thương mại; e. Trong quản lí xã hội. f. Trong nghệ thuật. g. Trong công nghiệp, giải trí. * Bài 14: Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF. 1. Nguyên tắc tạo ành động là tạo ra các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng lại thành một dãy với thứ tự nhất định và đặt thời gian xuất hiện của từng ảnh, sau đó lưu lại dưới dạng một tệp ảnh động. 2. Các bước tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF: - B1: Nháy chuột lên nút New project trên thanh công cụ. - B2: Nháy chuột lên nút Add Frame(s) trên thanh công cụ. - B3: Chọn tập tin ảnh (tĩnh hoặc động) từ cửa sổ chọn tập tin. - B4: Nháy nút Open để đưa tập tin ảnh đã chọn vào ảnh động. - B5: Lặp lại các bước từ 2 đến 4 để đưa các tập tin ảnh khác vào ảnh động. - B6: Nháy nút Save để lưu kết quả. Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm. * Bài tập SBT: 3.29, 3.30, 3.31, 3.33, 3.34, 3.35, 3.39, 3.47, 3.49, 3.51, 3.69, 3.70, 3.78, 4.1, 4.2, 4.3, 4.5, 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.14, 4.15, 4.18, 4.22, 4.24. HS lần lượt trả lời các bài tập trên. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà. HS học bài kết hợp SGK. Nắm chắc các kiến thức vừa ôn. Tuần sau kiểm tra HKII.

File đính kèm:

  • docTiet 71-72.doc