Bài giảng Tiết 6: Máy tính và phần mềm máy tính

I. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

 - Mô hình ba bước, quá trình xử lý thông tin cũng là một mô hình ba bước.

 - Phát biểu được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và chức năng của các thành phần quan trọng của máy tính cá nhân.

 - Phát biểu khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.

 - Nhận biết được máy tính hoạt động theo chương trình.

 - Phát biểu được chương trình máy tính gồm các lệnh; đơn vị đo thông tin trong máy tính.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6: Máy tính và phần mềm máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27.10.2010 Ngày giảng: 29.10.2010(6 -7 -8 -9) Bài soạn Tiết 6: Máy tính và phần mềm máy tính I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Mô hình ba bước, quá trình xử lý thông tin cũng là một mô hình ba bước. - Phát biểu được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và chức năng của các thành phần quan trọng của máy tính cá nhân. - Phát biểu khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính. - Nhận biết được máy tính hoạt động theo chương trình. - Phát biểu được chương trình máy tính gồm các lệnh; đơn vị đo thông tin trong máy tính. 2. Kỹ năng: - Chỉ ra được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng của máy tính cá nhân. - Phân loại được bộ nhớ; chỉ ra khối chức năng quan trọng nhất của máy tính. - Đổi được các đơn vị đo thông tin cơ bản. - Lấy được các ví dụ về thiết bị vào ra chuẩn. 3. Thái độ: - Tích cực, rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết, khám phá về máy tính và phong cách làm việc khoa học, chuẩn xác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh, bảng phụ. - HS: III. Phương pháp: Vấn đáp IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? Nhờ vào các khả năng to lớn như: + Thực hiện các tính toán. + Tự động hóa các công việc văn phòng + Hỗ trợ công tác quản lí. + Công cụ giải trí và học tập + Điều khiển tự động và robot. + Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến... mà máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1') Máy tính hoạt động như thế nào? cấu trú máy tính ra sao? chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay. HĐ 1: 1. Mô hình quá trình ba bước. - Mục tiêu: + Mô hình ba bước, quá trình xử lý thông tin cũng là một mô hình ba bước. + Lấy được các ví dụ về mô hình ba bước. - Đồ dùng: Bảng phụ: Mô hình ba bước. - Thời gian: 8’ - Cách tiến hành: Hoạt động Thầy - trò Nội dung GV: Đưa ra mô hình ba bước: HS: Quan sát và nhận xét về các giai đoạn của mô hình ba bước. GV: Đưa ra một số mô hình hóa thành mô hình quá trình ba bước: Nấu cơm, giặt quần áo,... GV: Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về mô hình ba bước ngoài cuộc sống. ? Trong các ví dụ trên hãy phân tích đâu là nhập (input) thông tin, đâu là xử lý thông tin, đâu là xuất (out put) thông tin? ? Mô hình xử lý thông tin là gì? GV: Cho học sinh so sáng quá trình xử lý thông tin và mô hình ba bước. GV: Chốt lại: 1. Mô hình quá trình ba bước. Nhập (Input) Xuất (Out put) Xử lý - Học sinh trả lời. ( Mô hình ba bước) - Pha trà, giải tóan ... - Học sinh phân tích các ví dụ để thấy được đâu là nhập (input) thông tin, đâu là xử lý thông tin, đâu là xuất (out put) thông tin. - Mô hình xử lý thông tin là mô hình b bước. * Bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào cũng là quá trình ba bước. Máy tính có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng của mô hình ba bước.Nhập (Input) Xuất (Out put) Xử lý HĐ 2. 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử. - Mục tiêu: + Phát biểu được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và chức năng của các thành phần quan trọng của máy tính cá nhân. +Phát biểu khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính. + Nhận biết được máy tính hoạt động theo chương trình. + Phát biểu được chương trình máy tính gồm các lệnh; đơn vị đo thông tin trong máy tính. Phân loại được bộ nhớ; chỉ ra khối chức năng quan trọng nhất của máy tính. + Đổi được các đơn vị đo thông tin cơ bản. + Lấy được các ví dụ về thiết bị vào ra chuẩn. - Đồ dùng: Tranh ảnh, bảng phụ - Thời gian: 26’ - Cách tiến hành: GV: giới thiệu các loại thế hệ máy tính từ xưa đến nay: Máy tính ENIAC, máy tính xách tay, máy tính iPAQ... GV: Treo tranh “ Cấu trúc chung máy tính ngày nay”. ? Cấu trúc chung của máy tính ngày nay bao gồm các khối chức năng nào? GV: Chốt lại: GV: Thực hiện một số điều khiển các khối chức năng trên máy tính. - Học sinh quan sát. - Các khối chức năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình. - Học sinh thấy được một số điều khiển từ các câu lệnh. ? Các khối chức năng hoạt động như thế nào ? GV: Chạy một số chương trình ứng dụng trên máy tính và điều khiển một số lệnh trên các khối chức năng. GV: Cho học sinh quan sát một chương trình gồm các câu lệnh và chạy thử một số lệnh cơ bản. ? Chương trình là gì? ? Trong hoạt động thông tin, hoạt động nào là quan trọng nhất? ? Hoạt động đó được thực hiện nhờ vào khối chức năng nào của máy tính? Bộ xử lý thông tin có quan trọng không? ? Bộ xử lý thông tin (CPU) thực hiện nhờ vào đâu?. ? Bộ nhớ có chức năng gì? GV: Giới thiệu hai loại bộ nhớ của máy tính và chức năng của từng loại. GV: Khả năng quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng. GV: Các thiết bị lưu trữ hiện nay có khả năng rất lớn do vậy chúng ta cần có các đơn vị khác để đo khả năng lưu trữ thông tin. ? Thiết bị vào ra có chức năng gì? ? Tên gọi khác của thiết bị vào ra? ? Theo em các thiết bị chính dùng nhập xuất thông tin? GV: Giới thiệu các thiết bị ngoại vi cơ bản. - Học sinh thấy được sự khác nhau về kích thước và kích cỡ của chúng... - Bộ xử lý trung tâm; thiết bị vào ra; bộ nhớ. * Cấu trúc chung của máy tính ngày nay bao gồm các khôí chức năng: Bộ xử lý trung tâm; thiết bị vào ra; bộ nhớ. * Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. - Xử lý thông tin. - Hoạt động dó thực hiện nhờ vào khối chức năng Bộ xử lý thông tin, rất quan trọng. * Bộ xử lý thông tin (CPU). Được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. * Bộ nhớ. - Lưu trữ các chương trình và dữ liệu. - Bộ nhớ chia làm 2 loại: + Bộ nhớ trong (RAM), khi tắt máy tòan bộ các thông tin trong máy bị mất . + Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ các chương trình, dữ liệu lâu dài của máy tính. Thông tin trong bộ nhớ ngoài không bị mất khi mất điện. * Đơn vị lưu trữ thông tin: Byte- đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ. Tên gọi Kí hiệu So sánh các đơn vị khác. Ki lô bai KB 1KB = 1024 byte Mê ga bai MB 1MB = 1024 KB Gi ga bai GB 1GB = 1024 MB * Thiết bị vào/ ra. - Có chức năng nhập, xuất thông tin. - Thiết bị ngoại vi. Thiết bị vào ra giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm nhận giao tiếp vơí người sử dụng. - Thiết bị vào ra được chia làm 2 loại chính: + Thiết bị nhập: Bàn phím, chuột, máy quét... + Thiết bị xuất: Màn hình, máy in,... 4. Củng cố, đánh giá: (4') - Cấu trúc chung của máy tính điện tử, mô hình ba bước. - Đơn vị đo thông tin, thiết bị ngoại vi của máy tính có chức năng gì? - Máy tính hoạt động trên cơ sở nào? 5. Bài tập về nhà:(1') - Học bài đầy đủ, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng học tập cần thiết. - Chuẩn bị bài sau. ---------------------

File đính kèm:

  • docT6.doc