Bài giảng Tiết 53: Dấu ngoặc kép

Kiến thức

 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

 - Phân biệt được dấu ngoặc kép với dấu ngoặc đơn.

 2. Kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết văn bản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 53: Dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI) Tuần 14 Tiết 53: Dấu ngoặc kép Tiết 54: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Tiết 55+56: Viết bài tập làm văn số 3: Văn thuyết minh. Tiết 53: DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép. - Phân biệt được dấu ngoặc kép với dấu ngoặc đơn. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết văn bản. II. CHUẨN BỊ GV: Sgk, giáo án. HS: Sgk, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm được dùng trong những trường hợp nào? ( Đáp án - Ghi nhớ1,2 tr 134,135 - SGK). Giới thiệu bài mới Ngoài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, trong chương trình Ngữ Văn 8 chúng ta còn được học thêm một loại dấu câu mới, rất phổ biến nữa là dấu ngoặc kép. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 - Cho HS đọc 4 ví dụ trong sgk. GV ghi bảng . ? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích a dùng để làm gì? ? Trong câu (b), từ "dải lụa" đặt trong dấu ngoặc kép có ý nghĩa gì? ? Trong câu (c) tại sao những từ "văn minh", "khai hóa" lại đặt trong dấu ngoặc kép? - Giải thích, bổ sung cho HS hiểu rõ hơn "khai hóa", "văn minh" là gì. ? Trong câu (d) những từ trong dấu ngoặc kép có ý nghĩa chung là gì? ? Như vậy, người ta dùng dấu ngoặc kép trong những trường hợp nào? - Cho HS đọc ghi nhớ / 142. * Lưu ý HS sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi viết văn bản và phân biệt với dấu ngoặc đơn. * Hoạt động 2 - Cho HS đọc các đoạn văn bài tập 1. ? Hãy xác định công dụng của dấu ngoặc kép. - Nhận xét và ghi bảng từng phần. - Cho HS thảo luận nhóm. ? Vì sao hai câu nói có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? HS lần lượt đọc 4 ví dụ - Trình bày. - "dải lụa": chỉ chiếc cầu => phương thức ẩn dụ. - Những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với VN=> mỉa mai. - Lắng nghe. - Là tên của các vở kịch. - Dựa vào các ví dụ vừa tìm hiểu để trả lời. - Đọc ghi nhớ . -Ghi nhớ. - Đọc các đoạn văn bài tập 1. - Trao đổi và trình bày. - Thảo luận và trình bày. I. Công dụng 1. Ví dụ a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. b. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt (ẩn dụ). c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm. d. Đánh dấu tên vỡ kịch. 2. Ghi nhớ ( Sgk /142). II. Luyện tập Bài tập 1. Công dụng của dấu ngoặc kép. a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.( đây là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão). b. Hàm ý mỉa mai. c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác. d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mải mai. e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp. Bài tập 2. Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép... Bài tập 3. a. Dẫn nguyên văn lời nói của Hồ Chí Minh. b. Không dẫn nguyên văn. 4. Củng cố: ? Những trường hợp nào sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép? 5. Dặn dò: - Làm bài tập còn lại. - Soạn bài: Ôn luyện về dấu câu. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 54 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức , kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. - Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu. II. CHUẨN BỊ GV: Sgk, giáo án. HS: Sgk, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1. Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ ? Trình bày bố cục của bài văn thuyết minh. ( Đáp án - Ghi nhớ ý 3 -SGK / 140) 3. Giới thiệu bài mới Để củng cố tri thức và kĩ năng làm một bài văn thuyết minh, đồng thờiđể giúp cho các em hiểu biết về những đồ vật thường dùng trong gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành tiết luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng mà cụ thể là cái bình thủy_ một vật dụng rất quen thuộc với chúng ta. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 - Hướng dẫn HS lập dàn ý. ? Phần mở bài cần viết gì? ? Phần thân bài thuyết minh những gì về đối tượng? ? Cấu tạo của bình thuỷ gồm những bộ phận nào? ? Hiệu quả giữ nhiệt của bình thuỷ ra sao? ? Cần bảo quản ra sao để dùng được lâu hơn? ? Tác dụng của bình thuỷ. * Hoạt độâng 2 - Hãy dựa vào dàn ý và luyện nói trước lớp. - Gọi một số em nói ( từng phần hoặc cả bài). ? Nhận xét bài văn bạn vừa trình bày. - GV nhận xét chung + Ưu điểm. + Hạn chế. - Cho điểm những em có bài nói tốt. - Xác định yêu cầu của phần mở bài. - Trình bày. - Cấu tạo: vỏ, nắp, nút đậy, ruột . - Trong vòng 6 tiếng, nước sôi 100 độ còn 70 độ. - Trình bày theo kinh nghiệm mà mình biết. - Trình bày. - Xen lại dàn ý và chuẩn bị nói trước lớp. - 3 - 4 em nói. - Nhận xét bài của bạn. - Nghe nhận xét của GV. - Học tập, rút kinh nghiệm. Đề bài: Thuyết minh về cái bình thủy. I. Dàn bài * Mở bài: Giới thiệu về chiếc bình thủy. Bình thủy là một vật dụng dùng để giữ nước nóng. * Thân bài: - Cấu tạo: + Vỏ của bình thủy: bằng sắt hoặc làm bằng nhựa có những trang trí đẹp mắt. + Nắp bình thủy: làm bằng nhôm hoặc bằng nhựa. + Nút để đậy thường bằng bấc hoặc bằng nhựa. + Ruột bình làm bằng thủy tinh có tráng bạc để giữ nhiệt . - Hiệu quả giữ nhiệt - Sử dụng: Bình thuỷ mới mua về không nên đổ nước sôi 100 độ vào ngay ... - Bảo quản: Bình dùng lâu có cáu bẩn ta có thể tẩy bằng giấm nóng. c. Kết bài: Tác dụng của bình thuỷ. II. Luyện nói 4. Dặn dò - Ôn lạikiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh. - Tìm hiểu các đề gợi ý trong Sgk / 145 tiết sau viết bài TLV số 3 tại lớp. IV. RÚT KINH NGHIỆM @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 55+56: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3 - VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Cho HS tập dượt làm bài văn thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này. - Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng kết hợp. II. CHUẨN BỊ GV: Ra đề, đáp án, thang điểm. HS: Chuẩn bị kiểm tra theo dướng dẫn. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra. A. Đề bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. B. Đáp án: * Mở bài ( 1 điểm) Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài một y phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. * Thân bài: (8 điểm) - Giới thiệu vài nét về nguồn gốc, xuất xứ của chiếc áo dài Việt Nam (1 điểm). - Hình dáng của áo dài: cổ đứng, tay dài,hai tà dài gần chớm gót chân (2 điểm). + Ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo. + Dần dần chiếc áo dài đã được hoàn thiện và đẹp hơn. - Nguyên liệu: những loại vải mềm, nhẹ...(1 điểm). - Quy trình may áo ( 2 điểm). + Đo. + Cắt. + May (khâu quan trọng nhất). - Vẻ đẹp và giá trị văn hoá của chiếc áo dài (2 điểm). + Áo dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời làm tăng vẻ đẹp của người phụ nữ. + Áo dài là một quốc phục, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. * Kết bài: ( 1 điểm) Suy nghĩ về chiếc áo dài (hiện tại và tương lai). C. Thang điểm: - Điểm 9-10: Diễn đạt trôi chảy, bố cục cân đối, rõ ràng, chặt chẽ, chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả, văn gọn. Bài viết khách quan , sát thực, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, lô gíc, sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thuyết minh . Gây hứng thú cho người đọc. - Điểm 7-8: Diễn đạt tốt, bố cục cân đối, rõ ràng, trình bày sạch đẹp, sai dưới lỗi chính tả, dùng từ. Bài viết có tính liên kết khá chặt chẽ. - Điểm 5-6: Bố cục cân đối, diễn đạt khá,đạt yêu cầu nội dung đề ra , sai không quá 10 lỗi chính tả, dùng từ. Bài viết chưa sát thực, thiếu sự quan sát về đối tượng. - Điểm 3-4: Bài viết sơ sài, câu văn lủng củng, ý hạn chế, cảm nhận hời hợt, lỗi chính tả nhiều. Bố cục chưa hoàn chỉnh. - Điểm 1-2: Bài viết lan man, chưa xác định được yêu cầu của đề, lạc đề. - Điểm 0: Để giấy trắng. 3. Dặn dò: Chuẩn bị bài Thuyết minh về một thể loại văn học. Ký duyệt tuần 14 Nguyễn Thanh Hòa @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docBai (14).doc