Bài giảng Tiết 5: Các khái niệm cơ bản trong excel

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết các kiểu dữ liệu trên bảng tính, cách định dạng dữ liệu trên bảng tính.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng định dạng kiểu dữ liệu trong Excel.

3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, thực hành tốt việc định dạng kiểu dữ liệu.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, máy tính.

- Học sinh: Vở, dụng cụ học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5: Các khái niệm cơ bản trong excel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG EXCEL Ngày soạn: 14/09/2008 Ngày giảng: 17/09/2008 A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết các kiểu dữ liệu trên bảng tính, cách định dạng dữ liệu trên bảng tính. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng định dạng kiểu dữ liệu trong Excel. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, thực hành tốt việc định dạng kiểu dữ liệu. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, máy tính. Học sinh: Vở, dụng cụ học tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp(1’) 9A 9B 9C II. Kiểm tra bài cũ : III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1(25’) Trên bảng tính có các kiểu dữ liệu nào? Kiểu số gồm những ký tự nào nào? Kiểu chuổi có những chữ nào? Các phép toán của công thức? Kiểu thời gian? Hoạt động 1(15’) Thực hiện tương tự như ở Word. Gv: Minh hoạ trên máy tính. 1- Các kiểu dữ liêu: *Mỗi ô có thể lưu 1 kiểu dử liệu bất kỳ song chỉ lưu 1 kiểu dữ liệu duy nhất. a- Dữ liệu kiểu số (Number): Là dãy số từ 0-9 và các ký tự khác như (,) ,(.),(%), ($) ... - Chử E biểu diễn kiểu khoa học - Nếu độ rộng cột không đủ chứa số thì xuất hiện kiểu số như sau: ####### b- Kiểu kí tự(Character/String): c- Kiểu thời gian: Kiểu thời gian thực chất cũng là kiểu số, thời gian lấy 01/01/1900 làm ngày thứ nhất và tính lên cho ngày sau: Ví dụ: ngày 02/2/1900 là ngày thứ 33 (tháng 1 có 31 ngày). Kiểu ngày biểu diễn dd/mm/yy, mm/dd/yy ... d. Kiểu Công Thức (Formular): Ký tự đầu tiên gõ vào là = hoặc +. Kết quả sẽ là giá trị của công thức gõ vào vd: =2*3+4 à kết quả trong ô là 10 Trong công thức có thể gồm có: số, tọa độ ô, tên vùng, các toán tử, các toán hạng. Toán tử tính toán: +, -, *, /, ^, % Toán tử chuỗi: & (nối chuỗi) Toán tử so sánh: =, , >, >=, <, <= e- Kiểu Hàm: Bắt đầu hàm là dấu = hoặc dấu @, sau đó là tên hàm của Excel và các đối số của Excel được đặt trong dấu ngoặc đơn. 2- Điều chỉnh độ rộng của cột: Đưa trỏ chuột đến đường biên của dòng hoặc cột (trên dòng địa chỉ) rồi thực hiện rê chuột để điều chỉnh độ rộng của dòng hoặc cột IV. Củng cố: Các thao tác trên bảng tính. V. Dặn dò: Thực hiện tốt việc hiệu chỉnh dữ liệu trong bảng. Chuẩn bị bài cũ tốt để buổi sau thực hành. Tiết 6: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG EXCEL Ngày soạn: 14/09/2008 Ngày giảng:17/09/2008 A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết các kiểu dữ liệu trên bảng tính, cách định dạng dữ liệu trên bảng tính. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng định dạng kiểu dữ liệu trong Excel. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, thực hành tốt việc định dạng kiểu dữ liệu. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, máy tính. Học sinh: Vở, dụng cụ học tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp(1’) 9A 9B 9C II. Kiểm tra bài cũ : (4’) ? Cách lưu tệp và mở tệp III. Bài mới:(36’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1(12’) Gv: Thuyết trình, minh hoạ bằng máy tính. Hoạt động 2(12’) Gv: Thuyết trình, minh hoạ bằng máy tính. Gv: Thuyết trình, minh hoạ bằng máy tính. Gv: Thuyết trình, minh hoạ bằng máy tính. Hoạt động 3(12’) Gv:Cần chú ý đến 2 dạng tham chiếu ?So sánh sự giống và khác nhau giữa hai dạng tham chiếu 2- Chèn, xoá, điều chỉnh độ rộng của cột (dòng): Đưa trỏ chuột đến đường biên của dòng Hoặc cột (trên dòng địa chỉ) rồi thực hiện rê chuột để điều chỉnh độ rộng của dòng hoặc cột sao cho phù hợp. Chèn dòng(cột): Chọn vị trí cần chèn. Vào Insert\Rows(hoặc Columns). Xoá dòng(cột): Chọn dòng(cột) cần xoá. Vào Edit\Delete. 3. Các thao tác trên bảng tính: Cách nhập dữ liệu: Chọn ô cần nhập, nhập dữ liệu theo quy ước từng loại dữ liệu. Kết thúc bằng việc gõ phím Enter. (hoặc di chuyển con trỏ từ ô hiện hành sang ô khác). Xoá vùng dữ liệu: Chọn vùng dữ liệu càn xoá nhấn phím Delete. Khôi phục dữ liệu: Vào Edit\Undo (hoặc ấn Ctrl+Z) hoặc kích chuột vào biểu tượng Undo Sao chép, di chuyển, xoá dữ liệu: + Sao chép (Copy): Chọn vùng dữ liệu cần copy, nhấp vào biểu tượng hoặc ấn Ctrl+C. + Cắt (Cut): Chọn vùng dữ liệu cần cut, nhấp vào biểu tượng hoặc ấn Ctrl+X. + Dán (Past): Đưa con trỏ đến vị trí cần dán, nhấp vào biểu tượng hoặc nhấn Ctrl+ V. 4. Các dạng tham chiếu: *Địa chỉ tương đối: *Địa chỉ tuyệt đối: Là địa chỉ tham chiếu có dạng $cột:$. Khi chép đến vùng đích, thì địa chỉ tham chiếu của vùng đích thì địa chỉ vẫn sẽ giữ nguyên giống như vùng nguồn. IV. Củng cố(2’) Các thao tác trên bảng tính. V. Dặn dò:(2’) Thực hiện tốt việc hiệu chỉnh dữ liệu trong bảng. Chuẩn bị bài cũ tốt để buổi sau thực hành.

File đính kèm:

  • doct5-6.doc
Giáo án liên quan