Bài giảng Tiết 121: Chương trình địa phương (Phần văn)

Giúp HS

 - Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng pử lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.

 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng những văn bản ngắn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 9241 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 121: Chương trình địa phương (Phần văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII) Tuần 31 Tiết 121: Chương trình địa phương (Phần văn). Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lôgic). Tiết 123+124: Viết bài tập làm văn số 7 tại lớp Tiết 121: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS - Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng pử lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng những văn bản ngắn. II. CHUẨN BỊ GV: Sgk, giáo án, tham khảo tài liệu HS: Sgk, soạn bài III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ (kiểm tra sự chẩn bị của HS) Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * Hoạt động 1 - Yêu cầu các nhóm báo cáo tình hình chuẩn bị của nhóm mình theo các yêu cầu được giao. ? Văn bản nhật dụng là gì? Kể tên những văn bản nhật dụng mà em đã học ở lớp 8 ? Những vấn đề thời sự nào đặt ra trong mỗi văn bản trên ? ? Địa phương em đang sống có xảy ra những tệ nạn trên không ? * Hoạt động 2 - Đại diện nhóm hãy đánh giá bài viết của nhóm mình. - Cho HS đọc bài hay đã được nhóm lựa chọn theo các yêu cầu đã chuẩn bị. - Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, góp ý bài của nhóm bạn theo 2 tiêu chí: + Nội dung. + Cách trình bày - GV nhận xét ưu, khuyết điểm từng bài. - Thực hiện theo yêu cầu. - Trình bày. - Vấn đề dân số,môi trường, tệ nạn thuốc lá. - Phát biểu độc lập. - Thực hiện theo yêu cầu. - Đại diện nhóm đọc + Nhóm 1: tệ nạn cờ bạc + Nhóm 2: nghiệm hút ma túy + Nhóm 3: văn hóa phẩm không lành mạnh. + Nhóm 4: HIV – AIDS - Góp ý bài viết của nhóm bạn. I. Chuẩn bị II. Hoạt động trên lớp 4. Củng cố – Dặn dò - Những bài viết của bạn giúp em nhận thức được điều gì trong cuộc sống? - Xem lại các bài viết hay để chuẩn bị cho bài viết số 7. - Soạn bài: Tổng kết phần văn IV RÚT KINH NGHIỆM Tiết 122 CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LỖI LÔGIC) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi trong những câu được Sgk dẫn ra; qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt trong những trường hợp tương tự khi nói và viết. II. CHUẨN BỊ GV: Sgk, giáo án HS: Sgk, chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Ổn định. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra sự chuẩn bị của HS) Giới thiệu bài mới Người nói, người viết thường hay mắc lỗi trong khi diễn đạt, việc sử dụng ngôn ngữ và tư duy của họ khi nói hay viết. Vì vậy, để tránh được lỗi diễn đạt chúng ta phải nắm thật vững nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ và không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy được một số lỗi diễn đạt để chúng ta khắc phục trong khi nói, viết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * Hoạt động 1 - GV làm mẫu câu a: Khi viết 1 câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp… - Giao nhiệm vụ cho các tổ thảo luận và trình bày. - Nhận xét và kết luận. * Hoạt động 2 - Yêu cầu HS tìm lỗi diễn đạt - Hướng dẫn HS cách sửa các lỗi đó. - Bổ sung thêm một số lỗi các em hay mắc. - Chú ý . - Tổ 1 câu b,c - Tổ 2 câu d,e - Tổ 3 câu g,h - Tổ 4 câu i,k - Thực hiện theo yêu cầu. - Nghe hướng dẫn của GV và sửa lỗi. - Nghe. 1. Hãy phát hiện lỗi trong những câu đã cho a. Chúng em đã giúp các bạn …và đồ dùng học tập b. Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niền đam mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c. Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn…cách mạng tháng Tám 1945. d.- Em muốn trở thành một trí thức hay một thủy thủ - Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ. e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. g. Trên sân ga…., còn một người thì mập và lùn. h. Cần thay nên bằng và. Có thể bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp từ. i. Thay có được bằng hoàn thành được. k. Hút thuốc lá… vừa tốn kém tiền bạc. 2. Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân và người khác .4. Củng cố ? Tránh mắc lỗi sai trong khi diễn đạt chúng ta phải làm gì? 5. Dặn dò: Soạn bài :Ôn tập phần Tiếng Việt HK II IV. RÚT KINH NGHIỆM . @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 123, 124: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm,tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn giải thích một vấn đề xã hội. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn. II. CHUẨN BỊ GV: ra đề, đáp án HS: ôn bài theo hướng dẫn. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra Đề bài: Hãy nói “không” với các tệ nạn. Đáp án: Yêu cầu bài viết phải có sự kết hợp giữa các yếu tố biểu cảm,tự sự và miêu tả A. Mở bài(1 điểm) Nêu khái quát về tệ nạn xã hội mà bài viết sẽ đề cập đến. B. Thân bài (7 điểm) * Nêu hiểu biết của em về tệ nạn xã hội. * Những tác hại của tệ nạn xã hội - Đối với bản thân người tham gia tệ nạn (sức khỏe, thời gian, nhân cách) - Đối với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội (kinh tế, tinh thần) - Đối với xã hội ( an ninh,văn minh, về sự phát triển kinh tế) * Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội, hãy thể hiện bằng thái độ và hành động cụ thể. - Tự bảo vệ mình khỏi hiểm họa ma túy và những tệ nạn xã hội. - Những người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ. - Cộng đồng cần quan tâm, giúp đỡ… để những con người ấy có cơ hội sửa lỗi lầm. C. Kết bài (1 điểm) Thể hiện được quyết tâm vì một xã hội văn minh, lành mạnh…không có tệ nạn. @ Trình bày(1 điểm): Bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc quá 5 lỗi chính tả. 3. Dặn dò: Soạn bài: Văn bản tường trình Ký duyệt tuần 31 Nguyễn Thanh Hòa

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc