Bài giảng Tập đọc bài dế mèn bênh vực kẻ yếu

- Đọc lưu loát các từ và câu, đọc đúng các âm vần dễ lẫn lộn .

 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật .

 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài:

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp. Bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

 

doc44 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc bài dế mèn bênh vực kẻ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng từ cần nhấn giọng: - Cồn cào; cầu khẩn tha tôi; phán - rửa sạch; thoát khỏi - T cho H thi đọc diễn cảm trước lớp. - T đánh giá chung. - Lớp nhận xét - bình chọn. 3/ Củng cố - dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - Nhận xét giờ học. - VN đọc diễn cảm bài TĐ. - Chuẩn bị bài sau. =======================*****========================== Tuần 10 Tập đọc – Tiết 19 ôn tập giữa học kỳ I I. mục đích - yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu. - Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng, H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I. - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân. - Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc. II. Đồ dùng dạy - học: GV : Viết sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: - Cho H lần lượt lên bốc thăm, chọn bài. - T gọi H lần lượt - H bốc thăm và chuẩn bị 1đ2' - H thực hiện theo nội dung bốc thăm. 3/ Bài số 2: - Những bài tập đọc ntn là truyện kể? - Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa. - Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện đọc thuộc chủ điểm "Thương người như thể thương thân" - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Người ăn xin. - T đánh giá chung - H trình bày miệng - lớp bổ sung. 4/ Bài số 3: Bài tập yêu cầu gì? - Tìm nhanh trong 2 bài tập đọc trên các đoạn văn tương ứng với giọng đọc, phát biểu. a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến. - Là đoạn cuối truyện "Người ăn xin" b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết... - Là phần 1 truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình, c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe - Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện, bênh vực Nhà Trò (Phần 2 truyện: Dến Mèn bênh vực kẻ yếu) - Cho H luyện đọc 3 đoạn văn trên. - 3 H thực hiện 5/ Củng cố - dặn dò: - NX giờ học. - VN tiếp tục luyện đọc + Xem lại quy tắc viết hoa tên riêng. =======================*****========================= Tập đọc tiết 20 Ôn tập giữa học kỳ I I. Mục đích - yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. 2. Hệ thống hoá 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc và truyện kể thuộc chủ điểm măng mọc thẳng. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Viết sẵn lời giải của bài tập 2. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: - T tổ chức cho H bốc thăm. - T kiểm tra 7 đ 8 em - H thực hiện theo nội dung bốc thăm. 3/ Bài tập 2: + Cho H đọc yêu cầu. - BT yêu cầu gì? - 1 H đọc - lớp đọc thầm - Tìm các bài tập đọc và truyện kể thuộc chủ điểm "Măng mọc thẳng" - T cho H nêu và T ghi bảng. + Tuần 4: Một người chính trực + Tuần 5: Những hạt thóc giống + Tuần 6: - Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Chị em tôi - Cho H làm VBT (tr.64) - T cho H trình bày miệng - T đánh giá. - H làm bài - Lớp nhận xét - bổ sung về: + Nội dung + Nhân vật + Giọng đọc - T cho 1 số H thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn minh hoạ giọng đọc của bài vừa tìm. - 2 đ 4 học sinh thực hiện - T nhận xét 4/ Củng cố - dặn dò: - Những truyện kể các em vừa ôn có chung 1 lời nhắn nhủ gì? -Nhận xét giờ học. - VN luyện đọc diễn cảm + chuẩn bị bài sau. =======================*****===================== Tập đọc - Tiết 21 ôn tập I. Mục đích - yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. 2. Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ. II. Đồ dùng dạy học: GV: Viết sẵn lời giải bài 2 + 3. H : Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1 số học sinh còn lại). 3/ Bài tập 2: - H làm VBT - Cho H đọc yêu cầu - Ghi tên bài, thể loại, nội dung chính, giọng đọc. - T cho H thảo luận theo nhóm - H thảo luận nhóm 3. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. - Bài trung thu độc lập + Thể loại: Văn xuôi + Nội dung: Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của thiếu nhi. + Giọng đọc: Nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, tin tưởng. + T hướng dẫn tương tự các bài còn lại. - H trình bày miệng tiếp sức. - Các nhóm khác nhận xét - bổ sung. - T đánh giá - Cho H đọc minh hoạ 1 vài đoạn. - H thực hiện 4/ Bài số 3: - Cho H đọc yêu cầu của bài tập. - H thực hiện trên vở bài tập. - Các nhóm trình bày kết quả. - T nhận xét - đánh giá chung. + VD: Bài: Đôi giày ba ta màu xanh - Nhân vật: - "Tôi" đ chị phụ trách. - Lái - Tính cách: + Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ. + Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp. + Thưa chuyện với mẹ - Nhân vật: Cương có tính cách hiếu thảo, thương mẹ, muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ. - Nhân vật: Mẹ Cương có tính cách dịu dàng, thương con. + Điều ước của vua Mi-đát - Nhân vật: Vua Mi-đát có tính cách tham lam nhưng biết hối hận. - Nhân vật: Thần Đi-ô-ni-dốt thông minh đã dạy cho vua Mi-đát một bài học. 5/ Củng cố - dặn dò: - Các bài tập đọc thuộc chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ" vừa học giúp các em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau: (Cấu tạo của tiếng; Từ đơn từ phức; Từ ghép và từ láy; Danh từ; Động từ) =======================*****========================= Tuần 11 Tập đọc – Tiết 21 ông trạng thả diều I. mục đích - yêu cầu: 1/ Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc châmh rãi, cảm hứng ca ngợi. 2/ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy học: A- Bài cũ: - Cho H quan sát tranh. - T giới thiệu chủ điểm + tên bài học. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - H đọc tiếp nối 4 em lần 1 - T nghe sửa giọng, kết hợp phát âm tiếng khó. - H đọc tiếp nối lần 2 - 4 học sinh - T hướng dẫn hiểu nghĩa từ chú giải. - H luyện đọc theo cặp. - 1 đ2 H đọc. - Tđọc mẫu b. Tìm hiểu bài - Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? - Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. ị ý 1 * Nguyễn Hiền là một chú bé thông minh. - Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn? - Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày phải đi chăn trâu. Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối đến mượn vở của bạn, sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. - Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông trạng thả diều" - Vì ông đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều. ị ý 2 * Nguyễn Hiền là người có ý chí vượt khó. ị ý nghĩa: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - 4 H đọc tiếp nối - Cho H tìm giọng đọc cho từng đoạn - 4 H thực hiện lại theo hướng dẫn - T hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn. - H nghe T đọc mẫu. VD: Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian chơi diều... - T cho H xung phong đọc diễn cảm. - 3 đ 4 H thực hiện - T đánh giá chung Lớp nhận xét, bình chọn 3/ Củng cố - dặn dò: - Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? - NX giờ học. - VN ôn bài + chuẩn bị bài sau =======================*****======================== Tập đọc - Tiết 22 Có chí thì nên I. Mục đích - yêu cầu: 1. Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ, giọng đọc khuyên bảo, nhẹ nhàng, chí tình. 2. Bước đầu nắm được đ2 diễn đạt của các câu tục ngữ. - Hiểu lời khuyên của các tục ngữ để có thể sphân loại chúng vào 3 nhóm: Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nên nản chí khi gặp khó khăn. 3. Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ SGK. H : Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. A- Bài cũ: - 2 H đọc bài: Ông trạng thả diều. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: a. Luyện đọc - H đọc tiếp nối lần 1 - T hướng dẫn phát âm khó - H đọc tiếp nối lần 2 - T hướng dẫn tìm hiểu từ mới - H đọc trong N2 1 đ2 H đọc 7 câu tục ngữ - T đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài - Cho H thảo luận nhóm - H xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm. + Khẳng định có ý chí thì nhất định sẽ thành công. + Câu 1 và 4 - Có công mài sắt có ngày nên kim - Người có chí thì nên + Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. + C2: Ai ơi đã quyết thì hành ... + C5: Hãy lo bền chí câu cua... + Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. + C3: Thua keo này ta bày keo khác. + C6: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. + C7: Thất bại là mẹ thành công. - Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì? - Khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu. + Ngắn gọn, ít chữ + Có vần, có nhịp cân đối. + Có hình ảnh - Theo em H phải luyện tập ý chí gì? - Rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL - H đọc tiếp nối - Cho H nêu cách diễn đạt. - T hướng dẫn H đọc diễn cảm - H đọc lại những từ vừa hướng dẫn. - H thực hiện - 3 đ 4 H thi đọc diễn cảm + Cho H luyện đọc thuộc lòng - Lớp thi đọc thuộc lòng - Xung phong đọc thuộc lòng - T cho H nhận xét - bình chọn - T nhận xét chung. 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - VN đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ. - Chuẩn bị bài sau. =======================*****========================

File đính kèm:

  • doctap doc.doc