Bài giảng Môn : học vần bài : ach

-Đọc và viết đúng vần ach, từ cuốn sách.

-Nhận ra ach trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.

-Đọc được từ và câu ứng dụng.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

 

doc313 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn : học vần bài : ach, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết. Viết bảng con. Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết. Nêu nội dung và quy trình viết các chữ số, viết các vần và từ ngữ. Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt. Môn : Mĩ Thuật VẼ TỰ DO (Bài kiểm tra cuối năm) I.Mục tiêu : Giúp học sinh: -Tự chọn đề tài để vẽ tranh. -Vẽ được bức tranh theo ý thích. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh của các hoạ sĩ về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh vật,… với các chất liệu như sáp màu, bút dạ, màu bột, …. -Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em. 2.Bài mới : Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết kiểm tra cuối năm. Giới thiệu một số tranh ảnh cho học sinh xem để các em biết các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật, sinh vật, chân dung, … Nêu lại yêu cầu của bài vẽ để học sinh chọn đề tài theo ý thích của mình. Gợi ý một số đề tài : a) Gia đình: Chân dung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em hay chân dung của mình. Cảnh sinh hoạt gia đình: Bữa cơm, đi chơi công viên, … b) Trường học: Cảnh đến trường, học bài, lao động trồng cây, nhảy dây, … c) Phong cảnh: Biển, nông htôn, miền núi, … d) Các con vật: Con gà, chó, trâu, bò, … Ž Học sinh thực hành: Làm bài kiểm tra của mình. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp. 3.Nhận xét đánh giá: Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài) Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc) Hình dáng ngộ nghỉnh, vui. Màu csác của tranh rực rỡ và tươi sáng hay không ? 4.Dặn dò: Thực hành ở nhà. Xem lại tất cả các bài vẽ đã học. Vở tập vẽ, tẩy, chì, … . Học sinh nhắc lại nội dung yêu cầu của tiết học. Học sinh quan sát tranh ảnh giáo viên giới thiệu Nhắc lại yêu cầu nội dung tiết học. Học sinh lắng nghe và lựa chọn các đề tài để thực hiện cho bài vẽ của mình. Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích. Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên: Chọn ra tranh vẽ đúng đề tài và đẹp nhất để trưng bày trước lớp. Thực hành ở nhà. Thứ sáu ngày… tháng… năm 2005 Môn : Tập đọc BÀI: KHÔNG NÊN PHÁ TỔ CHIM I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cành cây, chích choè, chim non, bay lượn. -Luyện cách ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm. Ôn các vần ich, uych; tìm được tiếng trong bài có vần ich, tiếng ngoài bài có vần ich, uych. Hiểu nội dung bài: Chim giúp ích cho con người. Không nên phá tổ chim, bắt chim non. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi học sinh đọc bài Ò ó o và trả lời các câu hỏi trong bài. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc bình tĩnh, to, rõ ràng) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: cành cây, chích choè, chim non, bay lượn. Cho học sinh ghép bảng từ: chích choè, bay lượn. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Học sinh đọc nối tiếp từng câu bắt đầu em thứ nhất dãy bàn bên phải. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Gọi học sinh đọc cá rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Luyện học sinh đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần ich, uych: Tìm tiếng trong bài có vần ich? Tìm tiếng ngoài bài có vần ich, uych? Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Thấy em bắt chim non, chị khuyên em thế nào ? Nghe lời chị bạn nhỏ đã làm gì ? Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Đề tài: Bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim, loài vật. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, chia nhóm nhỏ khoảng 3, 4 em. Các nhóm kể cho nhau xem bạn đã làm gì để bảo vệ các loài vật. Cử người đại diện kể trước lớp. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng từ: chích choè, bay lượn. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em luyện đọc, thi đọc giữa các nhóm. 2 học sinh đọc lại cả bài. Nghỉ giữa tiết Chích, ích. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần ich, uych. Ich: quyển lịch, ưa thích, thình thịch, … Uych: huỳnh huỵch, huých tay, … 2 em đọc lại bài. Không nên bắt chim non, nên đặt chúng vào tổ. Đặt chim non vào tổ. 2 học sinh đọc lại bài văn. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên. Không nên bắt chim non, bẩy hoặc bắn chim mẹ. Đại diện các tổ trình bày trước lớp. Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI: SỰ TÍCH DƯA HẤU I.Mục tiêu : -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi. -Học sinh nhận ra: Chính hai bàn tay chăm chỉ, cần cù đã mang lại hạnh phúc cho vợ chồng An Tiêm. Họ đã chiến thắng trở về cùng với giống dưa quý. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý. -Tranh vẽ quả Dưa hấu. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Hai tiếng kì lạ”. Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Dưa hấu là giống dưa vỏ xanh, lòng đỏ, hạt đen. Mùa hè có miếng dưa hấu để giải khát thật là thú vị. Nhưng các em có biết ai là người đầu tiên trồng dưa hấu không ? Câu chuyện Sự tích dưa hấu sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Đoạn An Tiêm làm con nuôi vua, kể chậm rãi, nhấn giọng chi tiết: An Tiêm nói các thứ trong nhà đều do mình làm ra, các từ ngữ: ghen ghét, nổi giận, đày đảo hoang. Lời An Tiêm nói với vợ giọng cứng rắn, tin tưởng. Đoạn An Tiêm sống trên đảo khi kể chú ý làm nổi bật các động từ miêu tả công việc của vợ chồng chàng: uốn cung, vuốt tên, dựng nhà, đóng khung cửi, … Đoạn cuối giọng hân hoan sung sướng trước hạnh phúc của vợ chồng An Tiêm. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi. Mỗi tranh cho các tổ thi kể, hết tổ này đến tổ khác, có ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả cho các tổ.  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Vì sao An Tiêm cuối cùng được vua cho người ra đảo đón về cung ? 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Hai tiếng kì lạ”. Nêu ý nghĩa câu chuyện. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Học sinh quan sát tranh và kể từng đoạn của câu chuyện. Học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Ban giám khảo theo dõi, chấm điểm và công bố kết quả. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. An Tiêm được vua cho đón về cung vì: chàng đã chiến thắng mọi khó khăn bằng nghị lự và sự chăm chỉ, cần cù của mình, chàng đã tìm ra giống dưa mới là dưa hấu hiện nay. Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các nhóm kể tốt. Thực hiện ở nhà. Môn : Hát KIỂM TRA CUỐI NĂM (Đề kiểm tra do nhà trường ra và phân công giáo viên coi thi) _______________________________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1t1835.doc
Giáo án liên quan