Bài giảng Học vần ổn định tổ chức (2 tiết) tuần 1

. Mục đích – Yêu cầu:

 - Học sinh nắm được nội qui của trường của lớp đề ra( nề nếp, ra vào lớp, học tập, thể dục, vệ sinh )

 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập

 - Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong các tiết học, buổi học

doc24 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần ổn định tổ chức (2 tiết) tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình vẽ. Bài tập 4: Kẻ thêm để tạo thành hình vuông để tô màu - Học sinh thực hành. 5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung bài - Tìm những đồ vật trong gia đình có hình vuông và hình tròn - Giáo viên nhận xét giờ. Học vần Âm b I. Mục tiêu: - Học sinh làm quen và nhận biết chữ và âm b. - Ghép được tiếng be - Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lới nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động học tập khác của trẻ em và của các con vật. II. Đồ dùng dạy - học: - Chữ b phóng to - Tranh minh hoạ và SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu. 2. Dạy chứ ghi âm - Đây là chữ b( bờ) khi phát âm b môi ngậm lại bật hơi ra có tiếng thanh - Học sinh phát âm theo a. Nhận diện chữ - Chữ b gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét thắt - Học sinh nhắc lại - So sánh chữ b và chữ e có gì giống và khác nhau. - Giống nhau: b và e đều có nét thắt - Khác nhau b có thêm nét khuyết trên. b. Ghép chữ và phát âm - Khi ta ghép âm b với âm e ta được tiếng be - Hướng dẫn học sinh ghép tiếng be “b đứng trước e đứng sau” - Cho học sinh đọc tiếng be. - Học sinh thực hành ghép tiếng be trên bộ chữ - Giáo viên đọc mẫu be - Học sinh luyện đọc “ theo lớp, theo bàn, cá nhân” - Giáo viến sủa sai cho học sinh - Tìm trong thực tế âm nào phát âm giông như âm b vừa học. - Tiếng kêu của con bò, dê, bé tập nói.... c. Hướng dẫn viết chữ trên bảng con - Cho học sinh quan sát và nhận xét - Giáo viên viết mẫu âm b - Học sinh quan sát - Học sinh viết và không trung âm b. - Học sinh luyện bảng con âm b - Giáo viên nhận xét sửa sai. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng be - Học sinh luyện bảng con tiếng be. - Giáo viên nhận xét: Lưu ý nét nối giữa âm b và âm e (Tiết 2) 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1 - Học sinh luyện đọc cá nhân, đọc theo bàn, đọc đồng thanh. - Giáo viên theo dõi sửa sai b. Tập luyện viết - Học sinh luyện viết vào vở tập viết - b, be c. Luyện nói - Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày . - Các nhóm khác nhận xét và bổ xung. - Ai đang học bài ? - Ai tập viết chữ e ? - Bạn Voi đang làm gì ? Bạn ấy có biết đọc chữ không ? - Ai đang kẻ vở ? - Hai bạn gái đang làm gì ? - Các bức tranh này có gì khác và giống nhau ? 4. Củng cố dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ về nhà đọc lại bài và tập viết cho đẹp âm b và tiếng be. Tn-XH Cơ thể chúng ta I. Mục tiêu: - Sau bài học này học sinh biết: Kể tên các bộ phận chính của cở thể. - Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình trong bài 1 SGK III. Các hoạt động dạy – học: 1.Hoạt động 1: Quan sát tranh a. Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể b. Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát tranh theo cặp: - Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể - Học sinh quan sát tranh, thảo luân theo cặp - Đại diện 1, 2 cặp lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ xung. c. Giáo viên nhận xét và kết luận 2.Hoạt động 2: Quan sát tranh a. Mục tiêu -Học sinh quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chung ta gồm bà phần: Đầu, mình và chân tay. b. Cách tiến hành: Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ - Quan sát tranh chỉ xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? - Qua các hoạt động đó em hãy nói với nhau xem cơ thể của chung ta gồm mấy phần. - Học sinh quan sát tranh, thảo luân theo nhóm - Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ xung. c. Giáo viên nhận xét và bổ xung - Cơ thể chung ta gồm 3 phần: Đầu mình và chân tay 3.Hoạt động 3: Tập thể dục a. Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể cho học sinh. b. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cả lớp học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng, viết mãi mỏi tay, thể dục thế này là hết mệt mỏi” - Giáo viên làm mẫu từng động tác - Gọi một số học sinh lên thực hành. - Học sinh quan sát - Học sinh luyện tập thực hành các động tác - Giáo viên quan sát sửa sai - Giáo viên kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày - Học sinh nhắc lại phần kết luận. 4.Hoạt động 4: Cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi - Hướng dẫn cách chơi - Học sinh chơi theo nhóm - Một, hai nhóm lên thực hiện trò chơi - Các nhóm khác nhân xét bổ xung. - Giáo viên nhận xét đánh giá 5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò - Về nhà tự quan sát cơ thể người và kể lai các bộ phận bên ngoài của cơ thể - Xem trước bài: “Chúng ta đang lớn” Toán Hình tam giác I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật II. Đồ dùng dạy học - Một số hình tam giác có kích thước và màu sắc khác nhau - Một số đồ vật có mặt là hình tam giác III. Các hoạt động dạy và học 1.Hoạt động 1: Bài cũ 2.Hoạt động 2: Bài mới a. Giới thiệu hình tam giác - Cho học sinh quan sát các tấm bìa và hỏi đây là hình gì ? - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi - Tìm trong thực tế những đồ vật nào có hình dạng có hình giống như hình tam giác. - Học sinh tự tìm và nêu tên đồ vật. b. Thực hành xếp hình - Cho học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông, hình tròn… xếp thành các hình khác nhau. - Học sinh sẽ thực hiện theo nhóm. - Giáo viên quan sát nhận xét c. Trò chơi: “Thi đua chọn nhanh các hình” - Cho học sinh thực hành theo nhóm - Học sinh thực hành theo nhóm - Thi đua nhau chọn nhanh các hình - GV nhận xét và đánh giá. 3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: - Về nhà tìm các vật có hình dạng giống hình tam giác - Xem trước bài giờ sau học . Học vần Thanh sắc: / (2 tiết) I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc - Biết ghép tiếng bé - Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật - Phát triển lời nói tự nhiện theo nội dung các hoạt động khác nhau của trẻ. II. Đồ dùng dạy – học: - Giấy ô li phóng to - Các vật tựa hình dấu sắc - Tranh minh hoạ các tiếng: bé, cá, lá, chó, khế - Tranh minh hoạ phần luyện nói một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Bài cũ 2. Hoạt động 2: Bài mới a. Giới thiệu và ghi đầu bài: - Cho học sinh quan sát tranh và hỏi + Bức tranh vẽ ai ? Và vẽ gì ? Các tiếng đó có gì giống nhau ? - Cho học sinh phát âm tiếng có thanh sắc - Tên của dấu này là: Đấu sắc “/” - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Bức tranh vẽ : bé, cá, lá, chó, khế. + Các tiếng đều có dấu và thanh sắc - Học sinh phát âm các tiếng có thanh sắc. b. Dấu thanh * Nhận diện dấu - Dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải. - Cho học sinh quan sát vật mẫu và nhận xét - Giáo viên viên hỏi dấu sắc giống cái gì ? - Học sinh quan sát vật mẫu nhận xét. - Dấu sắc giống cái thước đặt nghiêng. * Ghép chữ và phát âm - Tiếng be được thêm thanh sắc ta được tiếng gì ? - Tiếng bé được ghép bởi những âm nào ? Và có dấu thanh nào ? Nêu vị trí của dấu thanh. - Ta được tiếng bé - Học sinh suy nghĩ trả lời. - Giáo viên phát âm mẫu: bé - Học sinh đọc theo - Giáo viên theo dõi sửa sai. - Cho học sinh thảo luận tiếng bé trong từng tranh - Học sinh luyện đọc theo nhóm, theo lớp, cá nhân. - Học sinh thảo luận theo nhóm. c. Hướng dẫn viết dâu thanh - Giáo viên viết mẫu - Học sinh quan sát. - Học sinh luyện bảng. - Giáo viên quan sát và nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng bé - Giáo viên nhận xét và sửa sai. - Học sinh quan sát. - Học sinh luyện bảng. ( Tiết 2) 3.Hoạt động 3: Luyện tập a. Luyện đọc: - Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1 - Học sinh luyện đọc cá nhân theo bàn, theo lớp. - Giáo viên theo dõi sửa sai b. Luyện viết: - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết: Tiếng be, bé. - Học sinh quan sát - Học sinh luyện vở - Giáo viên lưu ý cho học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi viết. c. Luyện nói: “ Các sinh hoạt thường gặp của các bé tuổi đến trường” - Giáo viên gợi ý + Các em quan sát tranh thấy những gì ? + Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ? + Em thích bức tranh nào nhất vì sao ? + Em và các bạn em có những hoạt động gì khác ? + Ngoài giờ học em thích làm gì nhất ? - Giáo viên nhận xét . - Học sinh quan sát tranh và thảo luân theo nhóm - Đai diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ xung . 4. Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò: - Cho học sinh đọc lại toàn bài . - Về nhà ôn lại bài. - Xem trước bài 4. Tập viết Tô các nét cở bản I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cách tô các nét cơ bản. - Rèn kỹ năng tô đẹp sạch và đúng kỹ thuật - Giáo dục học sinh luôn có tính cẩn thận II. Đồ dùng dạy và học - Các nét cở bản III. Các hoạt động dạy và học 1.Hoạt động 1: Bài cũ 2.Hoạt động 2: Bài mới a. Cho học sinh quan sát và nên tên các nét cơ bản - Học sinh quan sát và nêu tên các nét cở bản. - Học sinh khác nhận xét đặc điểm từng nét - Giáo viên nhận xét sửa sai. b. Luyện bảng: - Giáo viên viết mẫu - Học sinh quan sát - Học sinh luyện bảng con - Giáo viên nhận xét sửa sai c. Luyện vở : - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện vở - Học sinh luyện vở tập viết. - Giáo viên lưu ý cách cầm bút và tư thế ngồi của học sinh. - Giáo viên chấm chữa nhận xét 3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ - Về nhà xem lại bài và tập viết cho đẹp. Sinh hoạt Kiểm điểm cuối tuần I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình, của lớp trong tuần, có hướng phấn đầu trong tuần tới - Nắm chắc phương hướng tuần tới. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên chuẩn bị nội dung sinh hoạt. III. Các hoạt động dạy và học 1.Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần a. Các nền nếp b. Về học tập c. Tư cách đạo đức 2.Hoạt động 2: Giáo viên nêu phương hướng tuần tới. 3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Phát huy nhưng ưu điểm, khắc phục nhược điểm - Thực hiện tốt phương hướng tuần tới.

File đính kèm:

  • doctuan1.doc
Giáo án liên quan