Bài giảng Bài 4, 5: Một số kiểu dữ liệu chuẩn khai báo biến

Mục tiêu :

 a)Kiến thức :

 Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực, kiểu kí tự, kiểu logic.

 Biết được phạm vi giá trị của các kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng và dung lượng bộ nhớ dùng để lưu trữ một giá trị của chúng.

 Biết được quy định về khai báo tên biến trong Pascal.

 b)Kỹ năng :

 Biết lựa chọn các kiểu dũ liệu chuẩn như kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu logic vào một số bài toán cụ thể một cách hợp lí.

 Biết cách khai báo biến đơn cần sử dụng trong chương trình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4, 5: Một số kiểu dữ liệu chuẩn khai báo biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày: Tiết PPCT: BÀI 4,5: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN KHAI BÁO BIẾN I/Mục tiêu : a)Kiến thức : Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực, kiểu kí tự, kiểu logic. Biết được phạm vi giá trị của các kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng và dung lượng bộ nhớ dùng để lưu trữ một giá trị của chúng. Biết được quy định về khai báo tên biến trong Pascal. b)Kỹ năng : Biết lựa chọn các kiểu dũ liệu chuẩn như kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu logic vào một số bài toán cụ thể một cách hợp lí. Biết cách khai báo biến đơn cần sử dụng trong chương trình. c)Thái độ: Rèn luyện tư duy logic, tính khoa học và chính xác trong khi lập trình. II/Chuẩn bị : 1)Giáo viên: sách giáo khoa, một số bài tập về khai báo biến. 2)Học sinh: xem trước bài ở nhà, sgk III/Phương Pháp : Thuyết trình, vấn đáp, diễn giải nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. IV/Tiến Trình Dạy Học: 1)Ổn định lớp :Lớp trưởng báo cáo sỉ số và ổn định lớp. 2)Kiểm tra bài cũ : ▲Cấu trúc tổng quát chương trình trong Pascal và cách thức khai báo các phần đó ? ● Cấu trúc tổng quát của một chương trình Pascal gồm những phần sau: Phần tiêu đề của chương trình: dùng để khai báo tên chương trình, phần này có thể không có trong chương trình đơn giản. Cách thức khai báo phần này như sau: Program ; Phần khai báo: dùng để khai báo các thành phần hay đối tượng sử dụng trong chương trình Khai báo thư viện: nhằm sử dụng các chương trình thông dụng đã được lập sẵn.Cách khai báo thư viện như sau: Uses Crt ; Khai báo hằng: dùng để khai báo các đối tượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.Cách khai báo hằng như sau: Const = ; Khai báo biến: dùng để khai báo các đối tượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Cách khai báo biến như sau: Var : ; Phần thân chương trình: chứa các câu lệnh cần thực hiện.Cách viết phần thân chương trình trong Pascal như sau: Begin ; End. 3)Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu các kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng trong Pascal. ▲ Hãy kể tên các tập số đã được học trong chương trình toán học? GV: Gọi một hs trả lời HS: Trong toán học có các tập số như: số nguyên, số thực, số tự nhiên GV: Trình bày khái niệm các kiểu dữ liệu chuẩn sử dụng trong ngôn ngữ lập trình. ▲Hãy nêu phạm vi xác định của số nguyên trong toán học? ● Trong toán học số nguyên có phạm vi biểu diễn từ trừ vô cùng đền cộng vô cùng GV: Phân tích để hs hiểu thêm về phạm vi giá trị và cách lưu trữ giá trị của kiểu nguyên Ví dụ: Tính tổng sau 32000 +800 – 2000 _Trong toán học thì tổng trên sẽ có kết quả như sau: 32000 + 800 – 2000 = 29200 _ Nhưng trong tin học máy tính sẽ xử lí sai vì: 32000 + 800 =32800 vượt quá phạm vi giá trị của kiểu nguyên 2byte GV: Giới thiệu các kiểu thực thường sử dụng trong Pascal HS: lưu ý và ghi chép GV: Yêu cầu hs nhắc lại một số kí tự trong bộ mã ASCII HS: Trả lời ▲So sánh kí tự ‘A’ và ‘B’ dựa vào bộ mã ASCII ● Ta thấy trong bộ mã ASCII thì _ ‘A’ có mã ASCII thập phân là 65 _ ‘B’ có mã ASCII thập phân là 66 Vì 65 < 66 nên ‘A’ < ‘B’ GV: Biến có kiểu logic chỉ nhận một trong 2 giá trị TRUE hoặc FALSE HS: Chú ý nghe giảng và ghi chép GV: Rút ra một số lưu ý cho hs nắm Hoạt động 2 :Giúp hs hiểu cách khai báo biến trong Pascal và biết vận dụng để khai báo biến cho các bài toán cụ thể. ▲Tính chu vi (CV) và diện tích(S) của hình tròn có bán kính nguyên (R) bất kì. Hãy xác định tên và kiểu dữ liệu cần dùng trong chương trình HS: Suy nghĩ để xác định tên và kiểu dữ liệu tương ứng GV: Ta thấy _ Biến R có kiểu nguyên _Các biến CV, S có kiểu thực Khi đó các biến trên sẽ được khai báo như sau: Var R: integer; CV, S : real; GV: Phân tích và lưu ý khi khai báo biến để tránh sai sót GV:Giúp hs tìm hiểu các ví dụ trong sgk Bài 4,5: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN KHAI BÁO BIẾN 1. Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường cung cấp một số kiểu dữ liệu chuẩn nhằm cho biết: Phạm vi giá trị Dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ Các phép tính toán có thể tác động lên dữ liệu a) Kiểu nguyên: Kiểu Phạm vi giá trị Bộ nhớ lưu trữ mộ giá trị Byte 0 đển 255 1byte Integer -215 đến 215 -1 2byte Word 0 đến 216 -1 2byte Longint -231 đến 231 -1 4byte _ Khi sử dụng kiểu nguyên để khai báo các biến cần phải chú ý đến phạm vi giá trị và dung lượng lưu trữ giá trị b) Kiểu thực: _ Trong Pascal có nhiều kiểu dùng để khai báo các đại lượng nhận giá trị là số thực nhưng dưới đây là 2 kiểu thường dùng Kiểu Phạm vi gtrị Bộ nhớ lưu trữ Real 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ10-38 đến 1038 6byte extended 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 10-4932 đến 104932 10byte c)Kiểu kí tự: là các kí tự thuộc bộ mã ASCII gồm 256 kí tự có mã ASCII thập phân từ 0 đến 255 Kiểu Phạm vi gtrị Bộ nhớ lưu trữ Char 256 kí tự 1byte _ Trong kiểu kí tự, việc so sánh các kí tự được thực hiện bằng cách so sánh các mã ASCII của chúng d) Kiểu logic Kiểu Phạm vi gtrị Bộ nhớ lưu trữ boolean True hoặc false 1byte _ Kiểu logic được dùng để kiểm tra một điều kiện hoặc tìm giá trị của một biểu thức *Lưu ý: Một số ngôn ngữ lập trình không sử dụng kiểu logic Cần tìm hiểu đặc trưng của các kiểu dữ liệu chuẩn được xác định bởi bộ dịch và sử dụng khai báo biến cho phù hợp 2.Khai báo biến: Mọi biến sử dụng trong chương trình đều cần phải khai báo tên và kiểu dữ liệu tương ứng Trong Pascal, khai báo biến có dạng như sau: Var :; Trong đó: _ Danh sách biến: là một hoặc nhiều biến.Nếu nhiều biến khác nhau nhưng cùng kiểu dữ liệu thì được viết cách nhau bởi dấu phẩy _ Kiểu dữ liệu: là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn *Lưu ý: Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của biến Không nên đặt tên biến quá ngắn hoặc quá dài Khi khai báo biến cần lưu ý đến phạm vi giá trị của biến 4)Củng cố và luyện tập : Cho một vài ví dụ khác sgk để hs xác định và khai báo Phân biệt các kiểu dữ liệu chuẩn 5)Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Chuẩn bị bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán V/Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGATin11.doc