Bài giảng Bài 19: Tạo và làm việc với bảng

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Về kiến thức

- Biết được khi nào thì thông tin nên được tổ chức dưới dạng bảng.

- Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng.

2. Về kỹ năng

- Thực hiện được việc tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng, thêm bớt hàng, cột, chỉnh độ rộng hàng, cột, tách, gộp ô của bảng.

- Biết sử dụng bảng trong soạn thảo.

3. Về thái độ

- Rèn luyện cho HS biết cách lựa chọn cách trình bày văn bản một cách hợp lí, khoa học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 19: Tạo và làm việc với bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: 52 BÀI 19. TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG Ngày soạn: 2/3/2013 Ngày dạy: 7/3/2013 Người dạy: Giàng Thị Mề Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dương I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Về kiến thức - Biết được khi nào thì thông tin nên được tổ chức dưới dạng bảng. - Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng. 2. Về kỹ năng - Thực hiện được việc tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng, thêm bớt hàng, cột, chỉnh độ rộng hàng, cột, tách, gộp ô của bảng. - Biết sử dụng bảng trong soạn thảo. 3. Về thái độ - Rèn luyện cho HS biết cách lựa chọn cách trình bày văn bản một cách hợp lí, khoa học. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ Chuẩn bị của GV SGK, sách giáo viên Tin học lớp 10; Giáo án bài soạn 19: Tạo và làm việc với bảng. Máy chiếu. Chuẩn bị của HS SGK, vở ghi lý thuyết Tin học lớp 10. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp (1 phút) - Ổn định lớp - Lớp: Sĩ số:...Vắng:.. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra (vì tiết trước kiểm tra) Bài mới (38 phút) Đặt vấn đề: Các em hãy quan sát lên màn hình, đây là ví dụ về một văn bản đã được trình bày dưới dạng bảng, thông tin và dữ liệu trong văn bản được tổ chức thành các hàng và các cột. Nhờ vậy mà văn bản trên trở nên khoa học hơn so với khi trình bày dưới dạng thông thường. Ở các bài học trước các em đã được học về cách soạn thảo văn bản như một bài thơ, bài văn hay một văn bản hành chính. Vậy để soạn thảo ra bảng thời khóa biểu trên thì chúng ta cần thực hiện những thao tác nào? Sau đây cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 19: Tạo và làm việc với bảng. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời gian - Một số văn bản được tổ chức dưới dạng bảng như: Bảng điểm, thời khóa biểu, danh sách học sinh, phiếu báo điểm, sổ đầu bài, Dẫn dắt vấn đề: Trong thực tế, ta thường gặp những thông tin, dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, gồm các hang, các cột. Một số văn bản khác cũng được tổ chức dưới dạng bảng như: Bảng điểm, danh sách học sinh, phiếu báo điểm, sổ đầu bài, Ta nên tổ chức văn bản dưới dạng bảng khi mà nội dung của văn bản cần được chia thành các dòng và các cột. HS nghe giảng. - Các nhóm lệnh thao tác với bảng: + Tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng. + Thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột. + Tính toán trên bảng. + Sắp xếp dữ liệu trong bảng. - Thanh công cụ làm việc với bảng: Tables and Borders. - Cách gọi thanh công cụ: View "Toolbars và chọn dòng Tables and Borders để hiển thị. GV: Thường ngày, để tạo bảng thời khóa biểu như trên, các em đã làm như thế nào? Và tương tự như vậy, để tạo được một bảng trong word, ta cũng cần thực hiện các thao tác: Kẻ bảng, nhập dữ liệu và trang trí bảng. GV: Các lệnh làm việc với bảng được chia thành những nhóm sau: + Tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng. + Thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột. + Tính toán trên bảng. + Sắp xếp dữ liệu trong bảng. - Thanh công cụ làm việc với bảng: Tables and Borders. - Cách gọi thanh công cụ: View "Toolbars và chọn dòng Tables and Borders để hiển thị. HS trả lời: Cần phải kẻ bảng, điền thông tin cho bảng, trang trí bảng. Nghe giảng, quan sát, ghi chép. 7 phút 1. Tạo bảng a. Tạo bảng bằng một trong các cách sau: Cách 1: B1. Đưa con trỏ đến vị trí cần tạo bảng. B2. Chọn lệnh Table / Insert /Table. B3. Khai báo số hàng và số cột cần có. B4. Nhấn nút OK để tạo một bảng. Cách 2: Sử dụng nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ chuẩn. GV: Để tạo một bảng mới, trước tiên ta cần xác định số cột và số hàng cần tạo của bảng, sau đó thực hiện các bước tạo bảng bằng 1 trong các cách sau: Chúng ta cũng có thể tạo bảng bằng cách chọn nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ chuẩn rồi kéo thả chuột xuống dưới và sang phải để chọn số hàng và số cột của bảng. Số hàng và số cột được hiển thị ở hàng dưới cùng (hình 71b ). Ngoài 2 cách trên, chúng ta có thể sử dụng công cụ Draw Table trên thanh công cụ Tables and Borders để tạo bảng. Trong tiết thực hành sau chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về từng cách tạo bảng ở trên. ? Vậy để tạo được một thời khóa biểu như hình 70, ta cần khai báo bảng như thế nào? HS quan sát, nghe giảng và ghi bài. Suy nghĩ và trả lời: Cần khai báo 7 cột và 6 hàng. 5 phút b. Chọn thành phần của bảng Cách 1: Chọn lệnh Table š SelectšCell, Row, Column hay Table . Cách 2: Chọn trực tiếp: + Sử dụng chuột. + Sử dụng phím tab/phím di chuyển trong bảng. Dẫn dắt vấn đề: Muốn thao tác với phần nào trong bảng, trước tiên ta phải chọn (hay đánh dấu) phần đó. Để chọn ô, hàng, cột hay toàn bảng ta thực hiện 1 trong 2 cách sau. Thao tác mẫu cho HS Lưu ý: Để chọn được đồng thời một số ô trong bảng ta sẽ nhấn giữ phím CTRL sau đó dùng chuột click vào các ô cần chọn. HS nghe giảng, quan sát và ghi chép. 4 phút c. Thay đổi kích thước của cột (hay hàng) Cách 1: Đưa con trỏ chuột vào đường viền của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ có dạng mũi tên hai chiều thì kích chuột, giữ và kéo thả để thay đổi kích thước. Cách 2: Sử dụng thanh thước ngang và dọc. Cách 3: Table / Table Properties. Dẫn dắt vấn đề: Thông thường khi tạo bảng các ô trong bảng đều có độ dài rộng bằng nhau. Vì vậy, ta cần chỉnh sửa lại sao cho hợp lý. ? Các em dựa vào SGK và cho cô biết: Có mấy cách để thay đổi kích thước của cột (hay hàng) ? Đó là những cách nào? Ngoài 2 cách trong SGK, ta có thể sử dụng cách sau (ghi bảng): Cách 3: Chọn lệnh Table š Cell Hight and Width (một số phiên bản Office: Table š Table Properties). Thao tác mẫu cho HS HS đọc SGK và trả lời. HS đọc SGK, ghi chép vào vở. 4 phút 2. Các thao tác với bảng a) Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng và cột Thao tác xóa một thành phần nào đó của bảng: B1. Lựa chọn đối tượng (hàng, cột, ô) cần xóa. B2. Chọn lệnh Table š Delete šđối tượng cần xóa (Table, Rows, Columns, Cells). Thao tác chèn thêm một thành phần nào đó vào bảng: B1. Chọn hàng, cột, ô nằm bên cạnh đối tượng tương ứng cần chèn. B2. Chọn lệnh Table š Insert rồi chỉ rõ vị trí của đối tượng sẽ chèn. Dẫn dắt vấn đề: Ta có thể thay đổi cấu trúc của bảng bằng cách chèn thêm hoặc xóa đi các ô, hàng hay cột để phù hợp với thực tế và logic. Để xóa một thành phần nào đó của bảng, ta thao tác như sau: ? Tương tự như các bước xóa một thành phần của bảng, các em dựa vào SGK và trình bày các bước chèn thêm một thành phần vào bảng? GV ghi bảng HS nghe giảng, ghi chép. HS đọc SGK và trả lời. 6 phút b) Tách một ô thành nhiều ô Để tách một ô thành nhiều ô, thực hiện: B1. Chọn ô cần tách. B2. Chọn lệnh Table ¨Split Cell B3. Nhập số cột, số hàng cần tách vào hộp thoại Split Cells. c) Gộp nhiều ô thành một ô B1. Chọn các ô (liền nhau) cần gộp. B2. Chọn lệnh Table ¨Merge Cells Dẫn dắt vấn đề: Trong lúc làm việc với bảng, nhiều khi ta cần tách một ô thành nhiều ô, cũng có khi cần gộp nhiều ô thành một ô. Các em quan sát bảng nhiệt độ - SGK trang 127 để thấy rõ việc gộp, tách ô. Để tách một ô thành nhiều ô, thực hiện: GV lấy VD. ? Các em quan sát hình 73 và cho biết để tạo được bảng như vậy, ta cần khai báo bao nhiêu cột, dòng và phải thực hiện gộp, tách nào không? Còn nhiều cách khác để tạo được bảng như vậy. HS quan sát bảng nhiệt độ. HS nghe giảng và ghi chép vào vở. HS đọc SGK và trả lời. HS quan sát và trả lời: Khai báo 2 hàng, 3 cột, sau đó gộp 3 ô của hàng 2 thành 1 ô, tiếp tục tách ô (hàng 2) thành 2 ô. 8 phút d) Định dạng văn bản trong ô B1. Bôi đen các ô cần định dạng. B2. Nháy nút phải chuột, chọn Cell Alignment. Dẫn dắt vấn đề: Văn bản bên trong ô được định dạng như các văn bản thông thường (các thao tác định dạng văn bản (định dạng kí tự, đoạn văn) đã học ở bài 16). Để căn chỉnh nội dung bên trong ô so với các đường viền ta có thể thực hiện như sau: Ghi bảng. GV lấy VD ? Quan sát bảng nhiệt độ (SGK trang 127), để có được định dạng văn bản bên trong các ô của cột đầu và hàng đầu như vậy, ta cần thực hiện những thao tác nào? HS nghe giảng, ghi chép. HS quan sát, suy nghĩ và trả lời: 4 phút Củng cố (4 phút) - Bài học hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các thao tác tạo bảng, lựa chọn thành phần của bảng, thay đổi kích thước hang (hay cột), thêm bớt hàng, cột và ô trong bảng, gộp/tách ô, định dạng, trình bày bảng. - Trong SGK không nói rõ việc nhập kí tự vào bảng như thế nào, nhưng các em cần nhớ là để nhập kí tự vào ô nào thì trước tiên phải đặt con trỏ vào ô đó, sau đó mới nhập dữ liệu. - Để chuyển con trỏ giữa các ô trong bảng, ta có thể sử dụng chuột, các phím mũi tên, phím tab, Dặn dò (2 phút) Các em về nhà xem kĩ lại bài và chuẩn bị bài thực hành 9: 1) Tạo bảng: Xác định số hàng, cột cần có của bảng. 2) Gộp/tách ô. 3) Nhập dữ liệu. 4) Định dạng dữ liệu trong ô. 5) Căn chỉnh độ dài rộng. IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docbai 19 Tao va lam viec voi bang.doc
Giáo án liên quan