Bài dự thi “ viết kỷ niệm 60 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô”

 Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực

thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người,

chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu

có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản

thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá

thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dụcđào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vậtchất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi “ viết kỷ niệm 60 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI “ VIẾT KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỦ ĐÔ” Họ và tên: Lê Đại Thắng Chứ vụ: Ciáo viên Đơn vị: Trường tiểu học Văn Tự Thường Tín Hà nội Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực  thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia  khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.    Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến  lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu  có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản  thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá  thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dụcđào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò  quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vậtchất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá Trong thời gian qua, ngành giáo dục đào tạo Thủ đô đã đạt được những thành tựu quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa Thủ đô lên một tầm cao mới. Những thành tựu đạt được có thể kể đến là:   - Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân; - Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với con em các vùng nông thôn, trẻ em gái, người nghèo, lao động nông thôn và các đối tượng chính sách; - Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; - Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực; - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; - Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng cường và từng bước hiện đại hóa; - Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành giáo dục và đào tạo của Thủ đô cũng đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế, đó là: + Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục còn nặng bệnh thành tích; đánh giá kết quả ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu thực chất. + Nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá còn bộc lộ nhiều bất cập. + Hệ thống giáo dục đã bộc lộ rõ sự khép kín, cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, các phương thức giáo dục chưa gắn kết được đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động. + Quản lý giáo dục và đào tạo vẫn còn những hạn chế, còn hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục. Việc đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế của các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo hiện không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của Thủ đô; khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ trong việc xây dựng cơ chế, chính sách giáo dục và đào tạo thời gian qua. Đổi mới giáo dục và đào tạo cũng tạo cơ hội để chúng ta có thể tiếp cận với các xu thế mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển Thủ đô. Đổi mới giáo dục và đào tạo được kỳ vọng tạo ra một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giúp Thủ đô chuyển đổi được mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, đáp ứng được nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả; đồng thời đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người dân, góp phần nâng cao dân trí. Tạo tạo điều kiện để Thủ đô nắm bắt được những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

File đính kèm:

  • docBai thi 60 nam GD Thu do.doc