Bài dự thi "Viết câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" - Việc nhỏ mà thật khó quên

Vừa nhận việc được hai ngày, chị Liên, Chủ tịch Công đoàn trường giao cho tôi cắt chữ khẩu hiệu khánh tiết cho Hội nghị cán bộ công chức sẽ tổ chức sau đó hai ngày. Tối hôm đó tôi hì hục cắt chữ để sáng hôm sau đến trường sớm dán lên khung.

Sáng hôm sau, tôi chỉ được tranh thủ dán chữ vào những phút nghỉ giữa các tiết học. Vừa dán xong khung chữ thì chị Liên đến gặp tôi bảo :

 - Thôi em bỏ cái này đi ! Cuối buổi chiều nay em xuống uỷ ban thị trấn giúp anh Hạnh dán chữ nhé ! Chị nhờ hội trường của họ và cho họ cắt chữ rồi !

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi "Viết câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" - Việc nhỏ mà thật khó quên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi "Viết câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật". VIỆC NHỎ MÀ THẬT KHÓ QUÊN Việc xảy ra vào đầu năm học 2001 - 2002. Ngày đó tôi vừa mới trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức trong năm và được phân công đến nhận công tác tai Trường phổ thông cơ sở thị trấn Đồng Đăng. Với tôi, lúc này tất cả mọi thứ đều xa lạ. Tôi là giáo viên Mỹ thuật đầu tiên và duy nhất ở trường. Vì thế tôi được phân công giảng dạy môn Mỹ thuật của cả 2 cấp học với 28 lớp (!) Có nhiều kiểu khu xử của những người xung quanh làm tôi cảm thấy không ít phiền toái, thất vọng. Nó lạ lẫm, khác hẳn với những gì mà tôi được học tập, trau dồi đạo đức nhà giáo ở trường sư phạm. Câu chuyện tôi kể dưới đây là một ví dụ : Vừa nhận việc được hai ngày, chị Liên, Chủ tịch Công đoàn trường giao cho tôi cắt chữ khẩu hiệu khánh tiết cho Hội nghị cán bộ công chức sẽ tổ chức sau đó hai ngày. Tối hôm đó tôi hì hục cắt chữ để sáng hôm sau đến trường sớm dán lên khung. Sáng hôm sau, tôi chỉ được tranh thủ dán chữ vào những phút nghỉ giữa các tiết học. Vừa dán xong khung chữ thì chị Liên đến gặp tôi bảo : - Thôi em bỏ cái này đi ! Cuối buổi chiều nay em xuống uỷ ban thị trấn giúp anh Hạnh dán chữ nhé ! Chị nhờ hội trường của họ và cho họ cắt chữ rồi ! Dứt lời, chị đi ngay. Tôi không kịp hỏi gì thêm nữa. Theo lời chị, cuối buổi chiều sau khi ra lớp, tôi tìm đến anh Hạnh ở uỷ ban. Thấy anh đang cắt chữ. Sau vài lời chào hỏi, trình bày việc tôi được cử đến giúp anh, biết tôi là giáo viên mỹ thuật mới ra trường, anh tỏ thái độ không tin tưởng vào khả năng của tôi, khó chịu và có ý không muốn để tôi cùng nhúng tay vào dễ hỏng việc. Anh nói : - Chú mày cứ về đi, có vài chữ này anh làm chả khó khăn gì, chú khỏi lo! Sáng hôm sau là ngày Hội nghị, trường mời khá nhiều đại biểu, trong đó Phòng Giáo dục có anh Văn Hùng, phó Trưởng phòng và chị Kim Duyên, cán bộ tổ chức đến dự. Ngồi trên hàng ghế đầu, anh Văn Hùng liên tục huých khuỷu tay ra hiệu với chị Duyên và không ngớt chỉ tay lên khung chữ. Ở phía dưới, nhìn những nét chữ khẳng khiu như chúng được làm từ những que tăm xếp lại cứ rung rung trên khung gỗ mỗi khi có làn gió thổi nhẹ. Tôi đoán thế nào cũng sẽ có chuyện liên qua đến mình. Quả là không nhầm ! Sau vài lần chỉ trỏ, thì thào. Chị Duyên đứng lên xoay người tìm tôi và ra hiệu bảo tôi ra ngoài hành lang gặp riêng. Chị hỏi : - Mấy hàng chữ kia có phải do em cắt dán không ? Tôi thật thà : - Em không được cắt dán khung chữ này chị ạ ! Mà là trường mượn hội trường uỷ ban này và nhờ các anh ở uỷ ban khánh tiết luôn cho thôi. - Thì ra thế ! Nói xong, chị lặng lẽ quay về chỗ ngồi. Từ đó, cũng không còn thấy những cú huých nhẹ của anh Văn Hùng về phía chị nữa. Sau này, qua nhiều lần thử thách, khả năng trang trí của tôi dần dần cũng được mọi người thừa nhận. Song sự cố này nó như một vết xước trên lòng tự trọng nghề nghiệp của tôi. Có lẽ vì vậy mà dù đã lâu tôi vẫn chưa quên được. Hoàng Thế Cải Giáo viên Trường Tiểu học Yên Trạch huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Điện thoại : 098 386 1883

File đính kèm:

  • docViet du thi nam 2011.doc