Bài dự thi: Tìm hiểu luật bình đẳng giới và bạo lực gia đình

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Câu 5:

* Khái niệm: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

* Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

 - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

 - Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

 - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

 - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

 - Cưỡng ép quan hệ tình dục;

 - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

 - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

 - Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

 - Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

* Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Tìm hiểu luật bình đẳng giới và bạo lực gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng dân cư: 1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng. 2. Thẩm quyền quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, thành phần tham gia góp ý, phê bình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được bố trí bằng một cuộc họp riêng và vào thời gian thích hợp để các thành phần tham gia cuộc họp có thể tham dự được đông đủ. 3. Sau khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải lập biên bản cuộc họp và gửi tới công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã để lưu trữ, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong trường hợp người đã bị góp ý, phê bình tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. 4. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình cố tình vắng mặt thì cuộc họp góp ý, phê bình vẫn tiến hành. Trong trường hợp này, biên bản góp ý, phê bình được gửi tới người có hành vi bạo lực gia đình và các cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều này. Câu 9: * Trách nhiệm của cá nhân: 1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. 2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. * Trách nhiệm của gia đình: 1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. 2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. 3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. 4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này. Câu 10: Xử lí tình huống: (Tự làm) BÌNH ĐẲNG GIỚI Câu 1: * Khái niệm: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. * Các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới. 2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. 3. Bạo lực trên cơ sở giới. 4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Câu 2: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. 2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. 2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. 2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. 3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. 5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế. Điều 16. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao. 2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. 2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. Câu 3: * Trách nhiệm của gia đình: 1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới. 2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình. 3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. 4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác. * Trách nhiệm của công dân: Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây: 1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; 2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; 3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; 4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân. Câu 4: 1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới; b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

File đính kèm:

  • docThi tim hieu luat binh dang gioi va bao luc gia dinh.doc
Giáo án liên quan