Bài 24 : Từ ngữ về loài thú . Dấu chấm – dấu phẩy

I/ MỤC TIÊU :

 - Nắm được một số từ ngữ chỉ tên , đặc điểm của các loài vật

 - Biết đặt dấu phẩy ,dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

 -Ý thức tốt trong học tập

II/ CHUẨN BỊ :

 - Viết sẵn nội dung BT 1, 2 , 3

 - Sách, vở BT, nháp.

 - Quan sát, Đàm thoại , hỏi đáp, thực hành

 

docx2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 24 : Từ ngữ về loài thú . Dấu chấm – dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 24 : TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ . DẤU CHẤM – DẤU PHẨY . PPCT :24 I/ MỤC TIÊU : - Nắm được một số từ ngữ chỉ tên , đặc điểm của các loài vật - Biết đặt dấu phẩy ,dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. -Ý thức tốt trong học tập II/ CHUẨN BỊ : - Viết sẵn nội dung BT 1, 2 , 3 - Sách, vở BT, nháp. - Quan sát, Đàm thoại , hỏi đáp, thực hành III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. OÅn ñònh: hát 2.Bài cũ : - Kể tên các loài thú dữ, nguy hiểm. - Kể tên các loài thú không nguy hiểm. -Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – GB Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Thảo luận nhóm đôi -GV gọi các nhóm lên trình bài. -GV nhận xét Chốt lời giải đúng : - Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn. Bài 2 (miệng) -Gọi 1 em nêu yêu cầu ? - GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện GV nêu đặc điểm nhóm nào có tên con vật đó thì đồng thanh hô: Dữ như Hổ -Gọi vài em nhắc lại. -Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. + Dữ như hổ. + Nhát như thỏ. + Khoẻ như voi. + Nhanh như sóc. - Giáo viên giảng thêm : Những thành ngữ trên thường dùng để nói về người, chê người dữ tợn “bà ta dữ như hổ”, chê người nhút nhát “cô bé ấy nhát như thỏ”, khen người làm việc khoẻ “cậu ấy khoẻ như voi”, khen sự nhanh nhẹn của người “nhanh như sóc” -Nhận xét. Bài 3 : (viết) GV nêu yêu cầu. Bảng phụ. Chép sẵn BT3. -Gọi 1 em lên bảng làm bảng phụ. - Chấm nhận xét, chốt lời giải đúng : ;;’, ,, Từ mờ sáng Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang Ngoài đường người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. 4.Củng cố : - Em hãy nêu tên một số loài thú và cho biết đặc điểm của từng loài? - Chúng ta cần bảo vệ loài thú và giữ môi trường trong lành, làm tăng thêm nguồn tài nguyên cho đất nước. 5.Hoạt động nối tiếp : - Về học thuộc các thành ngữ đã học. - Chuẩn bị bài : Từ ngữ về sông biển .Đặt và TLCH vì sao? - Nhận xét tiết học - Tuyên dương - 1 HS làm bài tập 3 - Các loài thú dữ, nguy hiểm gồm: Hổ, Báo, Gấu, chó Sói, Sư Tử, Bò Rừng, Tê Giác. - Các loài thú không nguy hiểm gồm: Thỏ, Ngựa Vằn, Khỉ, Sóc, Chồn, Cáo, Hươu. Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy. - HS nhắc tựa bài -1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. - Thảo luận nhóm đôi. -Đại diện nhóm lên trình bài. -1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm. - Mỗi nhóm mang tên một con vật. -Chia 4 nhóm (thỏ, voi, hổ, sóc) -HS nhóm Hổ đồng thanh nói : Dữ như Hổ. -HS đọc thuộc các cụm từ so sánh -Các nhóm khác thực hiện tương tự. - 1 HS nêu yêu cầu - Lớp làm vở bài tập. - 1em lên bảng làm bảng phụ - Từng em đọc kết quả. - Nhận xét. - HS nêu

File đính kèm:

  • docxTừ ngữ về loài thú.docx
Giáo án liên quan