Bài 18 . Sự nở vì nhiệt của chất rắn

I./ Mục đích , yêu cầu :

 Kiến thức : + Thể tích , chiều dài của một vật rắn tăng lên khi nóng lên , giảm khi lạnh đi

 + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .

 + HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn

 Kỹ năng : + Biết đọc các bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết

 Thái độ : + Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 18 . Sự nở vì nhiệt của chất rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS NGUYỄN DU VŨ ĐẠT TÔN Giáo án Vật Lý 6 Tiết 21 Bài 18 . SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : + Thể tích , chiều dài của một vật rắn tăng lên khi nóng lên , giảm khi lạnh đi + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau . + HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn Kỹ năng : + Biết đọc các bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết Thái độ : + Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . II./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : Cả lớp : + Một quả cầu kim loại và 1 vòng kim loại + 1 đèn cồn , 1 chậu nước , khăn khô , sạch + Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C + Tranh lớn vẽ tháp Ep – Phen + Tranh vẽ 18.2 hoặc 1 cái liềm đã được tháo lưỡi ra khỏi khâu III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : + Một người đổ 1 kg dầu ăn vào 1 ca đong có thể tích là 1 lít . Hỏi dầu có bị tràn ra ngoài không ? Biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 kg/m3 3./ Bài mới . Ở những tiết trước các em đã được nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ học , tiết học hôm nay chúng ta sẽ chuyển qua nghiên cứu chương II. Nhiệt học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’) - GV treo ảnh tháp Ep – phen và giới thiệu đôi điều về tháp này - Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK - Tại sao trong vòng 6 tháng mà tháp Ep–Phen có thể cao thêm được 10 cm? - Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó Hoạt động 2 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (15’) - Yêu cầu HS đọc phần 1 . Làm thí nghiệm - GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm - Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm - GV tiến hành làm thí nghiệm (Trước khi hơ nóng quả cầu kim loại , hơ nóng quả cầu kim loại 3 phút , nhúng quả cầu kim loại vào nước lạnh) - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập 1 (nêu hiện tượng xảy ra trong 3 trường hợp và trả lời câu C1 và C2 trong SGK) - Yêu cầu 1 , 2 nhóm đọc kết quả nhận xét và trả lời câu hỏi C1 , C2 - GV hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất câu trả lời . Hoạt động 3 : Rút ra kết luận (3’) - Yêu cầu HS đọc câu C3 - Yêu cầu HS trả lời câu C3 - Hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất câu trả lời - Cho HS ghi kết luận vào tập Hoạt động 4 : So sánh sự vì nhiệt của các chất rắn khác nhau (10’) - Gọi HS đọc phần chú ý - GV lưu ý HS : Khi nóng lên sẽ nở cả về thể tích (nở khối) và nở về độ dài (nở dài) . Tuy nhiên sự nở dài có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật hơn sự nở khối - GV treo và giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C - Yêu cầu HS đọc bảng và trả lời câu C4 - GV hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất câu trả lời - Cho HS ghi kết luận vào tập Hoạt động 5 : Vận dụng (10’) - Yêu cầu HS đọc câu C5 - GV treo hình 18.2 lên bảng hoặc đưa vật mẫu cho HS xem - Yêu cầu HS trả lời câu C5 - Gọi HS đọc và trả lời câu C6 - GV có thể làm thí nghiệm kiểm chứng - Yêu cầu HS giải thích kết quả của thí nghiệm (khuyến khích cho điểm) - Gọi HS đọc và trả lời câu C7 - GV nhận xét - Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết - GV quan sát tháp Ep - phen - HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK - HS đọc phần làm thí nghiệm - HS quan sát GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm - HS nêu cách tiến hành thí nghiệm - HS quan sát , nhận xét - HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập 1 - Vài nhóm đọc kết quả nhận xét và trả lời câu hỏi C1 , C2 - HS nhận xét câu trả lời của bạn , bổ sung nếu thiếu . - HS đọc câu C3 - HS trả lời câu C3 - HS nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn - HS ghi kết luận vào tập - HS đọc phần chú ý - HS đọc bảng - HS hoạt động cá nhân trả lời câu C4 - HS thảo luận , nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn - HS ghi kết luận vào tập - HS đọc câu C5 - HS quan sát hình 18.2 (hoặc vật mẫu ) - HS trả lời câu C5 - HS đọc và trả lời câu C6 - HS quan sát thí nghiệm kiểm chứng - HS giải thích kết quả của thí nghiệm - HS đọc và trả lời câu C7 1. Thí nghiệm : SGK 2. Kết luận : * Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi * Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 3./ Vận dụng C5 : Phải nung nóng khâu dao , liềm vì khi được nung nóng , khâu nở ra dẽ lắp vào cán , khi nguội đi , khâu co lại xiết chặt vào cán . C7 : Vào mùa hè nhiệt độ tăng , thép nở ra (thép dài ra) => Tháp cao lên 3./ Cũng cố : + Yêu cầu HS đọc lại các kết luận trong bài . + Ưûa bài tập 18.1 và 18.2 trong SBT / 22 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi chú + Làm các bài tập 18.1 ; 18.2 ; 18.3 ; 18.4 và 18.5trong SBT / 22,23 + Xem trước bài 19 : “SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG”

File đính kèm:

  • docfdhasfdhsfdkuygoak[pơasdkopfa (20).doc
Giáo án liên quan