Bài 15 . Đòn bẩy

1. Kiến thức:

 - HS nêu được các ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống .

Xác định được điểm tựa (O) , các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (Điểm O1 ; O2 và lực F1 ; F2)

 - Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp, biết thay đổi vị trí của các điểm O; O1 ; O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng .

2. Kỹ năng: Biết sử dụng đòn bẩy, sử dụng lực kế để đo lực .

3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 15 . Đòn bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 26/11/2011 Ngµy gi¶ng:28/11/2011 Líp: 6A,B Ngµy gi¶ng:30/11/2011 Líp: 6C Tiết 16: Bài 15 . ĐÒN BẨY I./ Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS nêu được các ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống . Xác định được điểm tựa (O) , các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (Điểm O1 ; O2 và lực F1 ; F2) - Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp, biết thay đổi vị trí của các điểm O; O1 ; O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng . 2. Kỹ năng: Biết sử dụng đòn bẩy, sử dụng lực kế để đo lực . 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu . II./ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV: 1 lực kế có GHĐ là 2 N trở lên, 1 quả nặng kim loại có trọng lượng 2N, 1 đòn bẩy . 2. HS: Tranh vẽ to các hình 15.1 T; 15.2 ; 15.3 và 15.4 . Bảng 15.1 trong SGK III./ Tiến trình bài dạy 1./ Kiểm tra bài cũ: (5') Khi dùng mặt phẳng nghiêng ta được lợi ích gì? Mối quan hệ giữa độ nghiêng của nặt phẳng nghiêng và lực kéo vật trên mặt phẳng đó? Đáp án: Khi dùng mặt phẳng nghiêng ta được lợi là lực nâng vật len nhỏ hơn trọng lượng của vật. Mối quan hệ giữa độ nghiêng của nặt phẳng nghiêng và lực kéo vật trên mặt phẳng đó là độ nghiêng càng giảm thì lực kéo vật lên càng nhỏ 2./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) - GV nhắc lại tình huống thực tế trong bài “Máy cơ đơn giản” - Gọi HS đọc vấn đề trong SGK . - GV treo hình 15.1 lên bảng - Trong cuộc sống hằng ngày, người ta sử dụng rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy . - Vậy đòn bẩy là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Nó giúp ích gì cho con người? Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (7’) - Gọi HS đọc phần I trong SGK - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 15.1 - Yêu cầu HS chỉ ra đâu là điểm tựa, trọng lượng của vật tác dụng vào điểm nào, lực nâng vật tác dụng vào điểm nào trên đòn bẩy . - GV treo hình 15.2 và 15.3 lên bảng - Yêu cầu HS nhìn vào hình vẽ, điền các từ O1 ; O2 và O vào các vị trí thích hợp trên hình vẽ - Gọi HS trả lời và nhận xét, GV thống nhất câu trả lời - Một vật được gọi là đòn bẩy đều phải có ba yếu tố , đó là những yếu tố nào? - Gọi HS trả lời, gọi HS nhận xét và GV thống nhất câu trả lời . - GV cho HS ghi vào tập Hoạt động 3: Đòn bẩy giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?(15’) - Gọi HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK - GV treo hình 15.4 lên bảng, đồng thời giới thiệu những dụng cụ thí nghiệm trong hình vẽ - Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm trong SGK - Gọi HS phát biểu cách tiến hành thí nghiệm - Ta thay đổi khoảng cách O1O và OO2 bằng cách nào? - GV nhận xét và phát dụng cụ cho HS làm thí nghiệm, lấy kết quả điền vào bảng 15.1 - GV theo dõi HS làm thí nghiệm, uốn nắn những động tác sai . - Gọi HS lên bảng điền kết quả vào bảng 15.1 - So sánh, đối chiếu với kết quả của các nhóm khác . - Yêu cầu nhìn vào bảng kết quả thí nghiệm 15.1 và hoàn thành câu C3 - GV yêu cầu HS trả lời câu C3 - Các HS khác nhận xét - GV thống nhất câu trả lời và cho ghi vào tập Hoạt động 4: Vận dụng (8’) - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C4 - GV treo hình 15.5 và yêu cầu HS đọc câu C5, C6 - GV nhận xét của 1-2 bài tiêu biểu - HS đọc vấn đề trong SGK - HS đọc phần I trong SGK - Điểm tựa: O ; Trọng lượng của vật tác dụng vào điểm: O1; lực nâng vật tác dụng vào điểm: O2 trên đòn bẩy - 1,4 : O1 ; 3,6 : O2 ; 2,5 : O (HS hoạt động cá nhân) - HS trả lời và nhận xét - HS hoạt động cá nhân trả lời - HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn - HS ghi bài vào tập - HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK - HS đọc và nghiên cứu cách tiến hành thí nghiệm trong SGK - HS nêu cách tiến hành thí nghiệm - Thay đổi vị trí O hoặc O1; O2 - HS nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, điền kết quả vào bảng 15.1 - HS lên bảng điền kết quả vào bảng 15.1 - Các nhóm HS nhận xét kết quả thu được của nhóm khác - Từ kết quả thí nghiệm, HS so sánh độ lớn của lực F2 với trọng lượng F1 của vật trong 3 trường hợp thí nghiệm - HS ghi bài vào tập - Cái kéo, cái kìm, cầu bập bênh, đồ bật nắp chai, đầu búa…. - HS hoạt động theo nhóm, trả lời câu C5, C6 và ghi vào phiếu học tập I./ Cấu tạo của đòn bẩy: * Mỗi đòn bẩy đều có: + Điểm tựa là O + Điểm tác dụng của lực F1 là O1 + Điểm tác dụng của lực F2 là O2 II./ Đòn bẩy giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1./ Đặt vấn đề SGK 2./ Thí nghiệm SGK 3./ Kết luận * Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 * Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1 * Khi OO2 < OO1 thì F2 > F1 4./ Vận dụng C4 : Cái kéo, cái kìm, cầu bập bênh, đồ bật nắp chai, đầu búa…. 3./ Cũng cố: (4') Hãy nêu lợi ích khi sử dụng đòn bẩy? GV có thể kể chuyện về câu nói nổi tiếng của ác si mét: “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng cả trái đất lên” 4./ Dặn dò: (1') Về nhà đọc lại bài, học thuộc phần ghi chú và làm các bài tập trong sách bài tập Xem lại các bài trước X, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập thi HK I D. Rót kinh nghiÖm giê d¹y * ¦u ®iÓm................................................................................................................. ................................................................................................................................... * H¹n chÕ ................................................................................................................................... ..................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docfdhasfdhsfdkuygoak[pơasdkopfa (16).doc
Giáo án liên quan