Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

1. Kiến thức:

- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

2. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 21/08/2010 Tiết: 1 BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH Mục tiêu Kiến thức: Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động. 2. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, xem trước bài học “Máy tính và chương trình máy tính”, vở ghi bài. Phương pháp: - Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Bài mới + Đặt vấn đề: Trong các năm học trước các em đã được học 2 phần mềm rất có ích cho con người chúng ta: phần mềm Word dùng để trình bày, soạn thảo 1 văn bản đẹp, sinh động, phần mềm Excel tiện lợi trong tính toán, trình bày bảng tính,... Vậy làm cách nào để máy tính hiểu được con người chúng ta muốn máy tính thực hiện một công việc nào đó như: thực hiện cắt dán đoạn văn bản,… , tất nhiên chúng ta sẽ không thể nói chuyện với máy tính bằng ngôn ngữ tự nhiên của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp với máy tính con người đã cho ra đời các loại ngôn ngữ giúp chúng ta có thể “nói chuyện” được với máy tính người ta gọi chung loại ngôn ngữ đó là ngôn ngữ lập trình. Ngày nay chúng ta có nhiều loại ngôn ngữ lập trình như: ngôn ngữ lập trình Pascal, ngôn ngữ lập trình VB, ngôn ngữ lập trình C, ngôn ngữ lập trình Java,… Trong chương trình tin học lớp 8 năm nay các em sẽ được học ngôn ngữ lập trình Pascal, đây là loại ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất, nó sẽ là nền tảng giúp các em có thể tự học, tự nghiên cứu thêm các loại ngôn ngữ lập trình cấp cao hơn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? GV: Máy tính là công cụ giúp con người xử lí thông tin rất hiệu quả. Tuy nhiên, máy tính cũng chỉ là những thiết bị điện tử vô tri, vô giác. Để máy tính có thể thực hiện 1 công việc theo mong muốn con người chúng ta phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính. Chẳng hạn, muốn máy tính thực hiện công việc khởi động 1 phần mềm nào đó, cách đơn giản nhất chúng ta thường làm là gì? HS: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm đó trên desktop. GV: Khi các em thực hiện thao tác nháy đúp chuột nghĩa là các em đã yêu cầu máy tính thực hiện lệnh “khởi động phần mềm”. Trong Word khi các em muốn sao chép 1 đoạn văn bản các em sử dụng lệnh gì? HS: Lệnh copy. GV: Khi nhấn vào nút lệnh copy là các em đã chỉ dẫn cho máy tính thực hiện lần lượt các lệnh: sao chép nội dung phần văn bản đã được chọn vào bộ nhớ máy tính. Tương tự như vậy, khi soạn thảo văn bản, chúng ta nhấn vào 1 phím kí tự bất kì trên bàn phím nghĩa là chúng ta đã yêu cầu máy tính làm gì?. HS: Thực hiện lệnh in kí tự tương ứng ra màn hình. GV: Qua các ví dụ cô vừa nêu, các em cho cô biết con người chúng ta chỉ dẫn máy tính thực hiện bằng gì? HS: Dùng lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc. Hoạt động 2: Ví dụ: rô-bốt nhặt rác. GV: Một em hãy cho cô biết rô-bốt là gì? HS: Rô-bốt là một loại máy có thể tự động thực hiện được một số công việc thông qua sự điều khiển của con người. GV: Cách ra lệnh cho máy tính tương tự như cách ra lệnh cho rô-bốt, cô sẽ lấy ví dụ cách ra lệnh cho rô-bốt để các em dễ hình dung. Mời 1 HS lên làm mẫu cách di chuyển của rô-bốt. Giả sử chúng ta đã có 1 rô-bốt biết tiến, lùi, sang trái, sang phải, nhặt rác và bỏ rác vào thùng. Cô có một mẫu rác cách rô-bốt 3 bước chân, thùng rác cách rô-bốt 2 bước chân về phía bên trái để rô-bốt có thể nhặt được rác và bỏ đúng nơi quy định cô sẽ lần lượt chỉ dẫn cho rô-bốt thực hiện bằng các lệnh sau: Tiến ba bước. Nhặt rác. Quay sang trái. Tiến 2 bước. Bỏ rác vào thùng. HS: Chú ý lắng nghe. GV: Trong ví dụ của cô, muốn rô-bốt nhặt được rác và bỏ rác đúng nơi quy định chúng ta phải thực hiện bao nhiêu lệnh? HS: 5 lệnh. GV: Muốn thực hiện được 5 lệnh này chúng ta phải ra lệnh cho rô-bốt mấy lần? Mỗi lần thực hiện bao nhiêu lệnh? HS: Ra lệnh cho rô-bốt 5 lần. Mỗi lần thực hiện 1 lệnh. GV: Công việc phải quan sát và ra từng lệnh riêng lẻ như vậy rất mất thời gian và tốn nhiều công sức của chúng ta, nhằm khắc phục được nhược điểm này cô sẽ đặt tên chung cho 5 lệnh này là “Hãy nhặt rác” và cô lưu vào bộ nhớ của rô-bốt, khi đó nếu muốn rô-bốt nhặt rác tại vị trí ban đầu cô chỉ cần ra lệnh “Hãy nhặt rác”, khi đó rô-bốt sẽ tự động thực hiện lần lượt các lệnh cô đã ra trước đó. Việc viết các lệnh để điều khiển rô-bốt nhặt rác được gọi là viết chương trình. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Ví dụ: rô-bốt nhặt rác Rô-bốt là loại máy có thể tự động thực hiện được một số công việc thông qua sự điều khiển của con người. Con người có thể chỉ dẫn rô-bốt thực hiện công việc bằng cách viết chương trình. Củng Cố: Trong ví dụ về rô-bốt, nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô-bốt có thực hiện được công việc nhặt rác không? Hãy xác định vị trí của rô-bốt sau khi thực hiện xong lệnh “Hãy nhặt rác”. Hướng dẫn về nhà: Học sinh về nhà học bài cũ, xem trước mục 3, 4 của bài “Máy tính và chương trình máy tính”. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbài 1.May tinh va chuong trinh may tinh(t1).doc
Giáo án liên quan