22-12-1944 Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Trong cao trào Xô Viết Nghễ Tĩnh (1930-1931), cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng nước ta, đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân. Từ những cuộc biểu tình lưu huyết của công nông Vinh-Bến Thủy đã xuất hiện những đội tự vệ, những đội xích vệ đỏ đầu tiên. Chính những xích vệ ấy đã đi đầu trong việc bảo vệ các làng đỏ trong quá trình tồn tại Xô Viết Nghễ Tĩnh

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 22-12-1944 Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh của trước đây cũng như hôm nay, để hoàn thành mọi nhiệm vụ xứng đáng với tên gọi: Quân đội nhân dân Việt Nam. Danh sách 34 chiến sỹ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gồm: 1 - Trần Văn Kỳ, bí danh: Hoàng Sâm, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình; 2 - Dương Mạc Thạch, bí danh: Xích Thắng, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 3 - Hoàng Văn Xiêm, bí danh: Hoàng Văn Thái, dân tộc Kinh, quê: Tiền Hải, Thái Bình; 4 - Hoàng Thế An, bí danh: Thế Hậu, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng; 5 - Bế Bằng, bí danh: Kim Anh, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 6 - Nông Văn Bát, bí danh: Đàm Quốc Chưng, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 7 - Bế Văn Bồn, bí danh: Bế Văn Sắt, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 8 - Tô Văn Cắm, bí danh: Tiến Lực, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 9 - Nguyễn Văn Càng, bí danh: Thu Sơn, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 10 - Nguyễn Văn Cơ, bí danh: Đức Cường, dân tộc Kinh, quê: Hoà An, Cao Bằng; 11 - Trần Văn Cù, bí danh: Trương Đắc, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 12 - Hoàng Văn Củn, bí danh: Quyền, Thịnh, dân tộc Tày, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên; 13 - Võ Văn Dảnh, bí danh: Luân, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình; 14 - Tô Vũ Dâu, bí danh: Thịnh Nguyên, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 15 - Dương Văn Dấu, bí danh: Đại Long, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng; 16 - Chu Văn Đế, bí danh: Nam, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 17 - Nông Văn Kiếm, bí danh: Liên, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Thái Nguyên; 18 - Đinh Văn Kính, bí danh: Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê: Thạch An, Cao Bằng; 19 - Hà Hưng Long, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 20 - Lộc Văn Lùng, bí danh: Văn Tiên, dân tộc Tày, quê: Cao Lộc, Lạng Sơn; 21 - Hoàng Văn Lường, bí danh: Kính Phát, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn; 22 - Hầu A Lý, bí danh: Hồng Cô, dân tộc: Mông, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 23 - Long Văn Mần, bí danh: Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng; 24 - Bế ích Nhân, bí danh: Bế ích Vạn, dân tộc Tày, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn; 25 - Lâm Cẩm Như, bí danh: Lâm Kính, dân tộc Kinh, quê: Thạch An, Cao Bằng; 26 - Hoàng Văn Nhưng, bí danh: Xuân Trường, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng; 27 - Hoàng Văn Minh, bí danh: Thái Sơn, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn; 28 - Giáp Ngọc Páng, bí danh: Nông Văn Bê, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng; 29 - Nguyễn Văn Phán, bí danh: Kế Hoạch, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng; 30 - Ma Văn Phiêu, bí danh: Bắc Hợp, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 31 - Đặng Tuần Quý, dân tộc Dao, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng; 32 - Lương Quý Sâm, bí danh: Lương Văn Ích, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng; 33 - Hoàng Văn Súng, bí danh: La Thanh, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng; 34 - Mông Văn Vẩy, bí danh: Mông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên; THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN (22/12/1944): Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành 03 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo, do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Ngày 22/12 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân. 22-12-1944 :Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho Võ Nguyên Giáp phụ trách. Bản chỉ thị lịch sử này là một văn kiện có tính chất cương lĩnh quân sự của Đảng, đề cập một cách toàn diện đường lối. Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho Võ Nguyên Giáp phụ trách. Bản chỉ thị lịch sử này là một văn kiện có tính chất cương lĩnh quân sự của Đảng, đề cập một cách toàn diện đường lối. Phương châm, tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng. Trong điều kiện lịch sử đương thời, bản chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…”, đồng thời “Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc khắp đất nước Việt Nam chúng ta”. Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 22-12-1944 tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập gồm 3 tiểu đội, với 34 chiến sĩ được chọn lọc từ những chiến sĩ du kích Cao - Bắc - Lạng do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22-12-1944: Giữa đại ngàn của căn cứ địa Việt Bắc đã ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 15 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22-12) Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mau lẹ. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng ta kêu gọi nhân dân “cầm vũ khí, đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng phát động khởi nghĩa. Sau khi thoát khỏi nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc, lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước. Nhận thấy điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, Người đã kịp thời hoãn cuộc khởi nghĩa của ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng. Người nói: “Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên. Nếu phát động đấu tranh mà mỗi khi địch đến, đồng bào lại phải tản cư vào rừng núi, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải làm sao, cứ hoạt động vũ trang mà dân ở đâu cứ ở đấy sản xuất, chỉ cần tăng cường canh gác đề phòng không để địch bắt”. Rồi Bác bảo: “Lực lượng vũ trang của ta hiện nay đã ít lại phân tán quá. Bây giờ nên tập hợp những cán bộ chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang tập trung để hoạt động…” và Bác đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử đó. Về nơi chọn để thành lập đội quân giải phóng, Bác bảo: “Tìm một căn cứ “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, mình còn yếu, địch mạnh, nhưng nhất định không để địch tiêu diệt.” Đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo Bác nơi dự định chọn là vùng giáp giới hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, từ Nguyên Bình đến Ngân Sơn, Chợ Rã; từ Tĩnh Túc, Phia Uắc đến Phia Bioóc. ở đó cơ sở quần chúng trung kiên trong suốt thời kỳ khủng bố của địch vẫn vững vàng, lực lượng vũ trang cũng tốt. Sau đó, Bác đã phác ra những nét chính về đội Việt Nam giải phóng quân, từ tổ chức đến phương châm hành động, đến cả việc cung cấp lương thực, đạn dược. Bác dặn “Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Còn tổ chức của đội phải lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo”. Thực hiện chỉ đạo của Bác, hai đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba đã bàn bạc và thống nhất: lúc đầu chỉ tổ chức một Trung đội gồm ba Tiểu đội. Lực lượng sẽ được chọn ra từ các đội vũ trang của các châu Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình cùng một số học sinh quân ở Trung Quốc sắp về. Cán bộ phụ trách thì cũng chọn trong các đội vũ trang châu và học sinh quân. Những hoạt động đầu tiên sẽ nhắm đánh vào một vài đồn địch, cướp súng đạn của chúng, phải đánh thắng ngay trận đầu để khuếch trương thanh thế. Còn nguồn lương thực thực phẩm sẽ dựa vào đồng bào địa phương. Kế hoạch dự thảo xong được báo cáo với Bác. Bác đồng ý và đề nghị thêm hai chữ “Tuyên truyền” vào tên của đội quân giải phóng. Rồi Bác nói “Tình hình quốc tế đang có nhiều điều kiện thuận lợi. Trong vòng một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”. Những ngày của tháng 12/1944, tại tổng Hoàng Hoa Thám, để cho ngày đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, một không khí chuẩn bị hết sức khẩn trương nhưng được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Các trạm đón tiếp được tổ chức để đón cán bộ, đội viên từ các Châu về tập trung. Chi bộ đảng của đội được thành lập, ngày đầu gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Xích Thắng, Hoàng Sâm và Hoàng Văn Thái. Đồng chí Xích Thắng làm thư ký (Bí thư) chi bộ. Ban chỉ huy đội được chỉ định: Đồng chí Hoàng Sâm là đội trưởng; đồng chí Xích Thắng là chính trị viên. Dưới tán rừng đại ngàn, bên sườn núi, những chiếc lán được dựng lên. Các đồng chí được điều động, đã về đầy đủ. Để thực hiện nghiêm chỉ thị của Bác đó là: “Trong vòng một tháng phải có hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng lợi”, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy đội đã họp bàn kế hoạch tác chiến, quyết định chọn đồn giặc và chọn cách đánh để đảm bảo chắc thắng ngay sau khi thành lập đội. Một ngày trước lễ thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được một bức thư nhỏ đặt trong một bao thuốc lá. Giở ra, đó là Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Bác Hồ. Và thời khắc lịch sử đã đến, đúng 5 giờ chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944, lễ thành lập đội được cử hành trong khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám của Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Dưới lá cờ Sao đỏ thắm, 34 cán bộ, chiến sỹ anh dũng nhất được trang bị những vũ khí tốt nhất đội ngũ chỉnh tề. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao đã long trọng đọc Chỉ thị của Bác Hồ và tuyên bố thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Cùng dự lễ thành lập có đại diện liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng cùng nhiều đại biểu là đồng bào Tày, Mán, Nùng của hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn. Giữa đại ngàn của căn cứ địa Việt Bắc, dưới sự chở che của anh linh hai đấng anh hùng dân tộc, đã ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Ái Sử (Theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) Vui lòng chờ...

File đính kèm:

  • docfgdfg.doc
Giáo án liên quan